Cách tính tiền lương cho người lao động làm việc vào ban đêm hưởng lương theo thời gian?
Cách tính tiền lương cho người lao động làm việc vào ban đêm hưởng lương theo thời gian?
Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian thì căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định bằng Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày chia cho Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày.
Lưu ý: Tiền lương giờ thực trả không bao gồm:
- Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Tiền hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Cách tính tiền lương cho người lao động làm việc vào ban đêm hưởng lương theo thời gian? (Hình từ Internet)
Tiền lương làm việc vào ban đêm có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế, cụ thể như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Theo đó, phần tiền lương trả cao hơn do phải làm việc ban đêm được miễn thuế căn cứ vào tiền lương thực trả do phải làm đêm trừ (-) đi mức tiền lương tính theo ngày làm việc bình thường.
Như vậy, sẽ chỉ được miễn thuế đối với phần thu nhập được trả cao hơn do phải làm việc vào ban đêm so với tiền lương làm việc bình thường.
Có được sử dụng lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm?
Tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Về cơ bản, nội dung này được kế thừa từ Bộ luật Lao động 2012.
Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm nếu người đó mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).
Đây là một trong các quyền về bảo vệ thai sản được quy định riêng dành cho lao động nữ. Quy định này giúp đảm bảo về mặt sức khỏe cho lao động nữa trong thời kì thai sản cũng như khi nuôi con nhỏ.
Đặc biệt, nếu như Bộ luật Lao động 2012 cấm sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, thì Bộ luật Lao động 2019 đã cho phép người sử dụng lao động sử dụng người lao động nuôi con dưới 12 tháng làm việc ban đêm nếu được người lao động đồng ý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?