Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào?

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, các hành vi nào bị nghiêm cấm? Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào?

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Như vậy, trong hoạt động trợ giúp pháp lý, các bên không được thực hiện các hành vi bị cấm nêu trên.

Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý là cần thiết để bảo vệ tính chính trực và uy tín của ngành pháp lý, đảm bảo sự công bằng, minh bạch và trung thực trong các hoạt động pháp lý, và xây dựng một hệ thống pháp luật vững mạnh và tin cậy hơn.

Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào?

Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý là bao lâu?

Tại Điều 15 Thông tư 08/2017/TT-BTP có quy định như sau:

Thời hạn của hợp đồng
1. Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
2. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng, Sở Tư pháp và Trung tâm căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương, chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể gia hạn hợp đồng mà không phải qua thủ tục lựa chọn theo quy định của Thông tư này. Hợp đồng có thể được gia hạn 01 lần, không quá 03 năm. Việc gia hạn hợp đồng phải được lập thành văn bản.

Như vậy, thời hạn của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.

Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào?

Tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BTP có quy định về cách tính thời gian làm việc để trả thù lao như sau:

Cách thức xác định thời gian trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc theo quy định của pháp luật thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ vụ án
a) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ vụ án;
b) Khi vụ án tiếp tục được giải quyết thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi vụ án tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc vụ việc.
...

Theo đó, khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc thì thì thời gian làm việc làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian làm việc thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.

Thời gian làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc theo phiên tối đa của người lao động làm công việc vận hành hệ thống đường ống phân phối khí?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc của nhân viên part time được giới hạn trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian làm việc thực tế của viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian làm việc để trả thù lao khi có 2 người cùng thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1 người trong cùng một vụ việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc của người lao động chưa đủ 15 tuổi trong 01 ngày là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nếu do họp mà kéo dài thời gian làm việc thì có được tính là thời gian làm thêm giờ?
Lao động tiền lương
Trong thời gian làm việc da và mắt không được bảo vệ được phép tiếp xúc với tia tử ngoại giá trị bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc của lao động khuyết tật có được ít hơn so với người lao động bình thường không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thời gian làm việc
202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thời gian làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào