Các nồi hơi và bình chịu áp lực khi xuất xưởng cần phải ghi những thông số gì?
Các nồi hơi và bình chịu áp lực khi xuất xưởng cần phải ghi những thông số gì?
Tại tiểu mục 2.4.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
2. Quy định về thiết kế và chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực
...
2.4. Xuất xưởng nồi hơi và bình chịu áp lực.
2.4.1. Tất cả các nồi hơi và bình chịu áp lực được lắp ráp hoàn chỉnh tại xưởng, trước khi xuất xưởng phải đóng tên hoặc mã hiệu của người chế tạo, số chế tạo (chiều cao cỡ chữ, số, mã hiệu không nhỏ hơn 8 mm) trên thân nồi, thân bình, thân ba lông. Đối với các nồi hơi và các bình chịu áp lực được chế tạo từng bộ phận tại xưởng và lắp ráp hoàn chỉnh tại hiện trường phải đóng chìm các số liệu nêu trên tại các bộ phận chính sau:
- Đối với nồi hơi: trên các balông, ống góp, ống góp bộ quá nhiệt.
- Đối với bình chịu áp lực: trên các đáy và các khoanh thân.
Vị trí đóng sao cho khi cần kiểm tra không phải tháo dỡ bảo ôn hoặc tháo dỡ ít nhất và phải được xác định rõ vị trí trong lý lịch của thiết bị.
2.4.2. Tất cả các nồi hơi và bình chịu áp lực được lắp ráp hoàn chỉnh tại xưởng, khi xuất xưởng phải được gắn nhãn bằng kim loại ghi đầy đủ các thông số sau:
2.4.2.1. Đối với nồi hơi:
- Tên cơ sở chế tạo;
- Mã hiệu nồi hơi;
- Tháng năm chế tạo;
- Số chế tạo;
- Áp suất làm việc lớn nhất, áp suất thử;
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt ( nếu có).
- Công suất.
2.4.2.2. Đối với bình áp lực:
- Tên cơ sở chế tạo
- Tháng năm chế tạo
- Số chế tạo
- Áp suất làm việc lớn nhất và áp suất thử
- Dung tích
- Nhiệt độ làm việc.
2.4.2.3. Đối với các chai:
- Tên cơ sở chế tạo (hoặc mã hiệu của người chế tạo);
- Tháng năm chế tạo (hoặc khám nghiệm xuất xưởng);
- Số chế tạo
- Áp suất làm việc lớn nhất và áp suất thử
- Khối lượng thực của chai rỗng
- Dung tích chai
Khi không có chỗ gắn nhãn thì nhãn có thể được thay bằng cách đóng lên phần vai nếu như chiều dày của nó lớn hơn chiều dày của thành chai. Trong trường hợp này chiều cao mã hiệu, chữ, số đóng nhỏ nhất cho phép là 6 mm.
2.4.2.4. Đối với các nồi hơi và bình chịu áp lực được lắp ráp hoàn chỉnh tại hiện trường, cho phép gắn nhãn sau khi lắp ráp hoàn chỉnh.
...
Theo quy định trên, khi xuất xưởng nồi hơi và bình chịu áp lực phải gắn nhãn bằng kim loại ghi đầy đủ các thông số sau:
(1) Đối với nồi hơi:
- Tên cơ sở chế tạo;
- Mã hiệu nồi hơi;
- Tháng năm chế tạo;
- Số chế tạo;
- Áp suất làm việc lớn nhất, áp suất thử;
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt ( nếu có).
- Công suất.
(2) Đối với bình áp lực:
- Tên cơ sở chế tạo
- Tháng năm chế tạo
- Số chế tạo
- Áp suất làm việc lớn nhất và áp suất thử
- Dung tích
- Nhiệt độ làm việc.
Các nồi hơi và bình chịu áp lực khi xuất xưởng cần phải ghi những thông số gì? (Hình từ Internet)
Người lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại tiểu mục 4.1.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
4. Quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực
4.1. Những quy định về lắp đặt nồi hơi , bình chịu áp lực
4.1.1. Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải đảm bảo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành trong thiết kế lắp đặt.
Người thiết kế lắp đặt phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thiết kế lắp đặt.
4.1.2. Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải do người lắp đặt có đủ điều kiện sau đây:
4.1.2.1. Có thợ chuyên nghiệp phù hợp; được trang bị hoặc có các điều kiện hợp tác, liên kết sử dụng ổn định đối với thiết bị kỹ thuật chuyên dùng đảm bảo chất lượng lắp đặt đúng quy định của thiết kế chế tạo, lắp đặt.
4.1.2.2. Có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định.
4.1.2.3. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về nồi hơi, bình chịu áp lực đủ năng lực để xây dựng quy trình lắp đặt, quy trình an toàn khi lắp đặt cũng như theo dõi và kiểm tra việc lắp đặt.
...
Người lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có thợ chuyên nghiệp phù hợp; được trang bị hoặc có các điều kiện hợp tác, liên kết sử dụng ổn định đối với thiết bị kỹ thuật chuyên dùng đảm bảo chất lượng lắp đặt đúng quy định của thiết kế chế tạo, lắp đặt.
- Có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về nồi hơi, bình chịu áp lực đủ năng lực để xây dựng quy trình lắp đặt, quy trình an toàn khi lắp đặt cũng như theo dõi và kiểm tra việc lắp đặt.
Khi sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực cần phải tuân theo những quy định gì?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
4. Quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực
...
4.2. Những quy định về sửa chữa nồi hơi , bình chịu áp lực
4.2.1. Người sở hữu nồi hơi, bình chịu áp lực phải căn cứ vào tình trạng sử dụng an toàn của các thiết bị theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hoặc của người chế tạo để xây dựng kế hoạch kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng.
4.2.2. Người tiến hành công việc sửa chữa phải lập phương án, quy trình sửa chữa và các biện pháp an toàn kèm theo.
4.2.3. Khi sửa chữa các bộ phận chịu áp lực phải được tiến hành theo quy trình sửa chữa đã được lập cùng với các biện pháp an toàn.
4.2.4. Đối với các bình chịu áp lực bình làm việc với các môi chất độc phải tiến hành thu hồi, khử độc theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. Nghiêm cấm xả môi chất độc ra môi trường. Các bình làm việc với các môi chất có thể gây cháy nổ phải tiến hành làm sạch, đuổi khí theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn và phải kiểm tra đạt nồng độ an toàn trước khi sửa chữa.
4.2.5. Khi sửa chữa chỉ được thay thế vật liệu, chi tiết chịu áp lực bằng vật liệu, chi tiết có tính chất và chất lượng tương đương.
4.2.6. Khi sửa chữa các bộ phận bên trong của nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ các quy định về an toàn điện hạ áp; đèn điện dùng để chiếu sáng có điện áp không quá 12V.
Cấm dùng đèn dầu hoả và các đèn khác có chất dễ bốc cháy.
4.2.7. Mọi công việc lắp đặt, sửa chữa có liên quan đến hàn các chi tiết chịu áp lực phải do thợ hàn có giấy chứng nhận hàn áp lực (được quy định tại Điều 8.3 của Quy chuẩn này) thực hiện. Số lượng mối hàn, phương pháp và mức độ kiểm tra thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành
4.2.8. Khi hoàn thành việc sửa chữa, người sửa chữa nồi hơi, bình chịu áp lực phải ghi rõ ngày tháng năm sửa chữa, lý do và kết quả sửa chữa vào lý lịch của thiết bị.
Như vậy, khi sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực cần phải tuân theo những quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?