Các môn thể thao cho người khuyết tật tại Paralympic 2024 là gì? VĐV đạt Huy chương vàng tại Paralympic được thưởng nhiêu tiền?
- Các môn thể thao cho người khuyết tật tại Paralympic 2024 là gì?
- VĐV đạt Huy chương vàng tại Paralympic được thưởng nhiêu tiền?
- Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
- Kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được lấy từ nguồn nào?
Các môn thể thao cho người khuyết tật tại Paralympic 2024 là gì?
Xem thêm:
>> Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2024 khép lại
Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Paris 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến 9/9 tại thủ đô Paris, Pháp trong 12 ngày với khoảng 4.400 vận động viên sẽ thi đấu ở 22 môn tại 18 địa điểm khác nhau.
Căn cứ theo khoản 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Có tổng cộng 22 môn thể thao Paralympic trong chương trình của Paralympic Mùa hè và 6 môn trong chương trình Paralympic Mùa Đông, cụ thể các môn thể thao cho người khuyết tật tại Paralympic như sau:
Cụ thể các môn thể thao tại thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic mùa hè gồm:
(1) Bóng đá bảy người khuyết tật.
(2) Cử tạ tư thế nằm trên ghế băng.
(3) Bắn súng trên xe lăn.
(4) Bóng chuyền ngồi trên sàn.
(5) Bóng rổ trên xe lăn.
(6) Điền kinh (theo các hạng thương tật, kể cả đua xe lăn).
(7) Đua ngựa.
(8) Đua thuyền.
(9) Bơi.
(10) Bóng gôn.
(11) Bóng bầu dục trên xe lăn.
(12) Quần vợt trên xe lăn.
(13) Boccia (gần giống môn bi sắt).
(14) Bóng đá năm người khiếm thị.
(15) Judo cho người khiếm thị.
(16) Đua thuyền buồm.
(17) Bóng bàn (theo hạng thương tật).
(18) Đấu kiếm trên xe lăn.
(19) Taekwondo cho người khiếm thị.
(20) Bắn cung trên xe lăn, xe đạp cho người khuyết tật.
(21) Thể hình thiên về sức mạnh với các động tác nâng tạ
(22) Ba môn phối hợp chạy bộ, bơi và đua xe đạp
Các môn thể thao tại thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic mùa đông gồm:
(1) Trượt tuyết núi cao.
(2) Khúc côn cầu trên băng.
(3) Trượt tuyết băng đồng dành cho người khuyết tật
(4) Cuộn xe lăn.
(5) Trượt ván trượt tuyết dành cho người khuyết tật
(6) Biathlon dành cho người khuyết tật
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Các môn thể thao cho người khuyết tật tạiParalympic 2024 là gì? VĐV đạt Huy chương vàng tại Paralympic được thưởng nhiêu tiền?
VĐV đạt Huy chương vàng tại Paralympic được thưởng nhiêu tiền?
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) như sau:
- Đối với Paralympic:
+ Huy chương vàng: 220 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic được thưởng thêm 85 triệu đồng.
- Đối với Paralympic trẻ:
+ Huy chương vàng: 45 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic trẻ được thưởng thêm 20 triệu đồng.
Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như sau:
- Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
+ Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
+ Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
+ Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
+ Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
+ Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
Kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển cấp ngành, đội tuyển trẻ cấp ngành, tham dự Paralympic Games;
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc các đội tuyển cấp tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh.
2. Nhà nước khuyến khích các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chi trả tiền ăn hằng ngày của vận động viên thể thao thành tích cao được quy định như sau:
- Ngân sách trung ương: đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ ăn đối với các vận động viên thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển cấp ngành, đội tuyển trẻ cấp ngành, tham dự Paralympic Games;
- Ngân sách địa phương: đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ ăn đối với các vận động viên thuộc các đội tuyển cấp tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh.
Ngoài ra, khuyến khích các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý vận động viên và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung thêm chế độ ăn cho vận động viên thể thao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?