Các khoang của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu ra sao?
- Lực tác động lên tay cầm dao cách ly của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò không được vượt quá bao nhiêu N?
- Các khoang của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu ra sao?
- Bảo vệ quá tải của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có đặc tính như thế nào?
Lực tác động lên tay cầm dao cách ly của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò không được vượt quá bao nhiêu N?
Tại tiểu mục 5.9 Mục 5 QCVN 15:2021/BCT ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BCT có quy định như sau:
5. Các yêu cầu chung
...
5.9. Lực tác động lên tay cầm dao cách ly của khởi động từ phòng nổ không vượt quá:
5.9.1. 200 N đối với dòng điện danh định đến 160 A;
5.9.2. 250 N đối với dòng điện danh định trên 160 A đến 250 A;
5.9.3. 340 N đối với dòng điện trên 250 A;
5.10. Các nút bấm, vị trí tay cầm của khởi động từ phòng nổ phải có kí hiệu thao tác tương ứng không thể tẩy xóa được.
5.11. Nút dừng và vị trí đấu nối dây tiếp đất phải có màu đỏ.
Theo đó, lực tác động lên tay cầm dao cách ly của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò không được vượt quá:
- 200 N đối với dòng điện danh định đến 160 A;
- 250 N đối với dòng điện danh định trên 160 A đến 250 A;
- 340 N đối với dòng điện trên 250 A;
Các khoang của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu ra sao? (Hình từ Internet)
Các khoang của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu ra sao?
Tại tiểu mục 7.2.2.4 Mục 7 QCVN 15:2021/BCT ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BCT có quy định như sau:
7. Các yêu cầu kỹ thuật đối với khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
...
7.2. Yêu cầu với sơ đồ điện và kết cấu
7.2.1. Mạch điện của khởi động từ phòng nổ phải có:
7.2.1.1. Bảo vệ dòng ngắn mạch;
7.2.1.2. Bảo vệ quá tải;
7.2.1.3. Bảo vệ mất điện áp;
7.2.1.4. Bảo vệ khi mất pha từ lưới điện cung cấp;
7.2.1.5. Bảo vệ mạch điều khiển khi hở mạch hoặc ngắn mạch của các dây dẫn điều khiển từ xa.
7.2.1.6. Khóa liên động điện - cơ đối với khởi động từ kép, đảm bảo chỉ một trong các côngtắctơ được đóng điện.
7.2.1.7. Bảo vệ khóa liên động rò điện của mạch ra phụ tải.
7.2.1.8. Khóa không cho đóng khởi động từ sau khi bảo vệ quá dòng điện tác động.
7.2.1.9. Phải có tín hiệu hiển thị về việc đóng, cắt khởi động từ, tác động của khóa liên động rò điện và các dạng bảo vệ.
7.2.1.10. Có chức năng kiểm tra hoạt động của các bộ bảo vệ quá dòng và khóa liên động rò điện.
7.2.2. Yêu cầu về kết cấu của khởi động từ phòng nổ
7.2.2.1. Các bộ phận của mạch điện phải được đặt trong ngăn có nắp mở nhanh và được kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình vận hành.
7.2.2.2. Nắp mở nhanh phải có bộ phận khóa liên động.
7.2.2.3. Phải có sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đấu nối mạch điện.
7.2.2.4. Các khoang của khởi động từ phòng nổ:
7.2.2.4.1. Có chứa các phần tử thường phát tia lửa điện trong vận hành phải được đặt trong vỏ không xuyên nổ dạng "d" phù hợp với TCVN 10888-1:2015 (IEC 60079-1:2011).
7.2.2.4.2. Không chứa các phần tử thường phát ra tia lửa điện phải được bảo vệ nổ loại tăng cường an toàn dạng “e” phù hợp với TCVN 7079-7:2002 hoặc IEC 60079-7:2015.
...
Theo đó, các khoang của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có chứa các phần tử thường phát tia lửa điện trong vận hành phải được đặt trong vỏ không xuyên nổ dạng "d" phù hợp với TCVN 10888-1:2015 (IEC 60079-1:2011).
- Không chứa các phần tử thường phát ra tia lửa điện phải được bảo vệ nổ loại tăng cường an toàn dạng “e” phù hợp với TCVN 7079-7:2002 hoặc IEC 60079-7:2015.
Bảo vệ quá tải của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có đặc tính như thế nào?
Tại tiểu mục 7.8 Mục 7 QCVN 15:2021/BCT ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BCT có quy định như sau:
7. Các yêu cầu kỹ thuật đối với khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
...
7.7. Bảo vệ dòng ngắn mạch
7.7.1. Khởi động từ phòng nổ phải có bảo vệ quá dòng với các cài đặt có thể điều chỉnh.
7.7.2. Phạm vi điều chỉnh đặt bảo vệ quá dòng phải nằm trong giới hạn từ 3 đến 10 lần dòng điện danh định của bộ phận nhả.
7.7.3. Sai số hoạt động của bảo vệ quá dòng ở mỗi điểm cài đặt trong môi trường không khí:
7.7.3.1. Không được lớn hơn ± 10% tại nhiệt độ (25 ± 10) °C.
7.7.3.2. Bổ sung ± 5% giá trị quy định tại 7.3.4.2.1 ở nhiệt độ từ -10 °C đến + 15 °C và từ + 35 °C đến + 60 °C.
7.7.4. Tổng thời gian cắt của khởi động từ phòng nổ khi bảo vệ quá dòng tác động không được vượt quá 0,15s.
7.8. Bảo vệ quá tải phải có đặc tính phụ thuộc giữa thời gian và dòng điện để bảo vệ động cơ điện.
7.8.1. Khi bảo vệ quá tải sử dụng rơle nhiệt, các đặc tính phụ thuộc giữa thời gian và dòng điện phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Bảng 10.
...
Theo đó, bảo vệ quá tải của khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có đặc tính phụ thuộc giữa thời gian và dòng điện để bảo vệ động cơ điện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?