Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?

Chương trình 1017 là gì? Các cơ sở đào tạo có những nhiệm vụ trọng tâm gì trong năm 2025 để thực hiện Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?

Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024, phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”.

Theo Công văn 7781/BGDĐT-GDĐH năm 2024, Chương trình này được gọi là Chương trình 1017. Như vậy, Chương trình 1017 chính là Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” do Thủ tướng phê duyệt.

Chương trình này nhằm mục tiêu nâng cao đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, phù hợp với xu thế toàn cầu.

Theo nội dung của Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn được coi là “đột phá của đột phá” trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là nhiệm vụ hàng đầu trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu này, các chính sách đặc thù và đột phá sẽ được áp dụng, bao gồm ưu đãi đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước, thu hút chuyên gia và nhân tài, cùng với các hỗ trợ tài chính cho giảng viên và học viên.

Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?

Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?

Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?

Theo Công văn 7781/BGDĐT-GDĐH năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, các trường sĩ quan có đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ.

Theo đó, Công văn 7781/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định trong năm 2025, các cơ sở đào tạo trên có một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

(1) Về xây dựng, phát triển chương trình đào tạo:

- Chủ động rà soát, xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo (CTĐT) các trình độ của giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo hướng hội nhập, đạt chuẩn quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng các CTĐT có chuyên ngành hoặc định hướng đào tạo kỹ sư chuyên sâu về bán dẫn đối với những ngành đào tạo đang được phép hoạt động đào tạo có liên quan hoặc tập trung nguồn lực xây dựng kế hoạch mở mới các ngành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam ở 3 công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn (thiết kế, sản xuất và kiểm thử, đóng gói) phù hợp với thế mạnh, năng lực thực tế, mục tiêu, chiến lược phát triển của CSĐT.

- Trường hợp cần thiết mở mã ngành đào tạo thí điểm về bán dẫn, cơ sở đào tạo tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu, minh chứng bảo đảm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT làm cơ sở để Bộ GDĐT xem xét, bổ sung mã ngành đào tạo thí điểm về bán dẫn vào danh mục ngành thí điểm.

(2) Về phát triển đội ngũ giảng viên:

- Ưu tiên xét tuyển cử giảng viên đi học tiến sĩ, sau tiến sĩ các ngành chuyên sâu về bán dẫn tại các CSĐT có uy tín trên thế giới theo Đề án 89 (Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030”). Ưu tiên sử dụng kinh phí để đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chuyên môn về ngành công nghiệp bán dẫn.

- Có chính sách thu hút giảng viên, chuyên gia là người nước ngoài, Việt kiều đang làm việc ở các CSĐT, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ngoài về làm việc cho CSĐT.

- Chủ động trao đổi giảng viên trong ngành công nghiệp bán dẫn với các CSĐT nước ngoài; ưu tiên cử cán bộ quản lý, giảng viên đi tập huấn, bồi dưỡng, học tập và làm việc tại các CSĐT, các doanh nghiệp về bán dẫn tại các quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn phát triển.

(3) Về phát triển cơ sở vật chất, học liệu:

- Tập trung huy động tối đa nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và của CSĐT để phát triển học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành về bán dẫn; tăng cường hợp tác giữa các CSĐT, giữa các CSĐT với doanh nghiệp đặc biệt trong chia sẻ, dùng chung và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và cơ sở vật chất sẵn có.

- Học tập kinh nghiệm của CSĐT và doanh nghiệp nước ngoài có nền công nghiệp bán dẫn phát triển trong việc đầu tư, xây dựng, phát triển các phòng thí nghiệm về bán dẫn.

- Các CSĐT có truyền thống và uy tín về đào tạo bán dẫn hình thành các liên minh, phối hợp xây dựng học liệu số và khóa học trực tuyến dùng chung.

(4) Về tổ chức tuyển sinh và đào tạo:

- Nghiên cứu thành lập các đơn vị chuyên môn chuyên biệt (trường, khoa, bộ môn,...) để ưu tiên tập trung đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn.

- Xây dựng phương án tuyển sinh bảo đảm số lượng và chất lượng; cân đối, ưu tiên dành nhiều chỉ tiêu đào tạo cho các ngành đào tạo/CTĐT có chuyên ngành hoặc định hướng chuyên sâu về bán dẫn.

- Triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo bên trong và kiểm định chất lượng CTĐT. Khuyến khích lựa chọn kiểm định chất lượng CTĐT theo chuẩn quốc tế.

(5) Về các giải pháp hỗ trợ người học:

- Có chính sách ưu tiên, gồm học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học CTĐT về bán dẫn.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong việc tìm kiếm hỗ trợ kinh phí hoặc cấp học bổng từ phía doanh nghiệp, tạo điều kiện thực hành, thực tập cho sinh viên và tuyển dụng, sử dụng những người tốt nghiệp các CTĐT về bán dẫn.

(6) Về gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo:

- Đẩy mạnh hợp tác giữa các CSĐT trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu để hình thành mạng lưới các CSĐT về đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

- Có chính sách khuyến khích, ưu tiên các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh hình thành các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học đối với các đề tài trong ngành công nghiệp bán dẫn; ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các nhóm nghiên cứu có hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn.

- Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các CSĐT có thế mạnh, uy tín về bán dẫn trong nước và quốc tế.

- Chủ động tích cực tổ chức hoặc tham gia các hội thảo, tọa đàm, các phiên họp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và quốc tế.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn về phát triển CTĐT , học liệu và xây dựng, khai thác các phòng thí nghiệm, phòng thực hành phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Theo đó, trên cơ sở các nội dung hướng dẫn nêu trên, các cơ sở đào tạo phát huy quyền tự chủ xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn của cơ sở đào tạo, phối hợp với Bộ GDĐT và các bên có liên quan để triển khai đồng bộ và hiệu quả..

Kinh phí thực hiện Chương trình 1017 đến từ những nguồn nào?

Tại Mục 4 Điều 1 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ:

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
...

Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình 1017 được bảo đảm bố trí từ các nguồn sau đây:

- Ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Ngành công nghiệp bán dẫn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ trọng tâm gì trong Chương trình 1017 của Thủ tướng Chính phủ?
Lao động tiền lương
Thủ tướng: Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Ngành công nghiệp bán dẫn học trường nào? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 là gì?
Lao động tiền lương
Các cơ sở đào tạo phải khẩn trương xây dựng đề án đề xuất tham gia Chương trình 1017, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Năm 2025, các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn?
Lao động tiền lương
Công nghiệp bán dẫn là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ra sao?
Lao động tiền lương
Chương trình 1017 là gì? Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngành công nghiệp bán dẫn
93 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công nghiệp bán dẫn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành công nghiệp bán dẫn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào