Các chế độ về chính sách bảo hộ lao động hiện nay?
Bảo hộ lao động là gì?
Hiện nay, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về bảo hộ lao động.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu bảo hộ lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì bảo hộ lao động là một trong những quyền mà người lao động được người sử dụng lao động thực hiện.
Các chế độ về chính sách bảo hộ lao động hiện nay? (Hình từ Internet)
Các chế độ về chính sách bảo hộ lao động hiện nay?
Theo Mục 3 Chương II Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe của người lao động như sau:
(1) Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho người lao động; người lao động làm việc tại môi trường khói bụi, nặng nhọc, nguy hiểm được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần;
- Đối với người lao động chưa đủ 18 tuổi, người lao động cao tuổi (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) sẽ bị hạn chế tham gia làm việc tại các môi trường độc hại theo pháp luật lao động;
- Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản, sàng lọc các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú;
- Người phục hồi sau khi tai nạn lao động được chẩn đoán khỏe mạnh có thể quay lại làm việc bình thường;
- Chi phí các hoạt động khám, chữa bệnh được người sử dụng lao động chi trả được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
(Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
(2) Chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
- Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
(Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Xem chi tiết Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tại đây
(3) Phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết
- Người sử dụng lao động phải trang bị những dụng cụ, phương tiện cần thiết khi làm việc để bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng;
- Điều kiện cấp những phương tiện bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, chất độc hại và những môi trường không đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động;
- Các phương tiện cần được đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định;
- Tổ chức có trách nhiệm vệ sinh, khử khuẩn các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây ra những chất độc hại.
(Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
(4) Bồi dưỡng bằng hiện vật
- Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
+ Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
+ Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
+ Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
(Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
(5) Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
(Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
(6) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
(Điều 26 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
(7) Quản lý sức khỏe người lao động
- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp;
- Thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết;
- Hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
(Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Có bảo hộ lao động cho người lao động thuê lại không?
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019
Dẫn chiếu đến Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì 1 trong các quyền của người lao động là quyền được bảo hộ lao động.
Như vậy, người lao động thuê lại được bảo hộ lao động khi làm các công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?