Cabin thiết bị nâng hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển phải được thiết kế như thế nào?

Cho tôi hỏi phải thiết kế đảm bảo an toàn đối với cabin thiết bị nâng hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển như thế nào? Câu hỏi của anh H.T.Q (Ninh Bình).

Thiết bị nâng chế tạo phải chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật gồm những gì?

Căn cứ theo Mục 1.4 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

Hồ sơ kỹ thuật
1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo hoặc trang bị lại dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
1. Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng.
2. Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
4. Bản vẽ các kết cấu kim loại.
5. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp.
6. Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;
7. Qui trình kiểm tra và thử tải.
8. Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
1.4.2. Khi sử dụng các kết cấu kim loại, các chi tiết, các cơ cấu và thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa cũng như việc áp dụng các quy trình công nghệ nhiệt luyện và các tính toán theo tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, thì không yêu cầu phải duyệt riêng.
1.4.3 .Khi sửa đổi các thiết bị nâng trong trường hợp hoán cải hoặc sửa chữa, hồ sơ kỹ thuật trình duyệt phải phù hợp với những thay đổi đó theo yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
1.4.4. Khi kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng chế tạo theo bản thiết kế không được cơ quan có thẩm quyền duyệt và trong các trường hợp riêng biệt khác thì khối lượng các hồ sơ kỹ thuật cần thiết nêu ở 1.4.1 có thể được giảm bớt nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...

Như vậy, phải chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo được quy định như trên.

Cabin thiết bị nâng hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển phải được thiết kế như thế nào?

Cabin thiết bị nâng hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển phải được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)

Cabin hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển phải được thiết kế như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.5.2.3 Mục 1.5 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

Các yêu cầu an toàn về kết cấu
...
1.5.2.3. Cabin điều khiển
1.5.2.3.1. Cabin phải được thiết kế sao cho người điều khiển có tầm nhìn rõ ràng trên toàn bộ khu vực làm việc hoặc sao cho người điều khiển có thể theo dõi đầy đủ mọi hoạt động với sự trợ giúp thích hợp.
1.5.2.3.2. Cabin phải có không gian đủ rộng để người điều khiển có thể điều khiển dễ dàng. Có thể điều khiển từ vị trí ngồi, nhưng cũng có thể điều khiển từ vị trí đứng khi cần.
Một tấm chắn bảo vệ phải được lắp đặt ở phía trên nóc cabin để đề phòng có vật rơi xuống cabin.
Việc bố trí cabin và thiết bị điều khiển phải được thiết kế sao cho tiện lợi nhất.
1.5.2.3.3. Vật liệu kết cấu cabin phải làm bằng vật liệu không cháy, các tấm vách và tấm nóc có thể làm bằng vật liệu khó cháy. Sàn cabin sẽ được phủ vật liệu cách nhiệt và phi kim loại.
1.5.2.3.4. Ở những cabin có các cửa sổ cách sàn nhỏ hơn 1m và các khu vực lắp kính trên sàn cabin, thì chỗ lắp kính phải được kết cấu hoặc phải được bảo vệ sao cho người không thể bị rơi lọt ra ngoài. Có thể lau chùi, vệ sinh các cửa sổ cabin mà không bị nguy hiểm. Các cửa sổ lắp kính trên sàn cabin có nhiều nguy cơ bị vỡ khi có sự cố hoặc phải chịu bức xạ nhiệt khi thiết bị nâng hoạt động phải là loại kính an toàn thích hợp. Các cửa ra vào cabin phải được bảo vệ để chống bị mở ngẫu nhiên.
1.5.2.3.5. Cabin phải được trang bị đèn chống chói mắt và trong trường hợp cần thiết phải được thông gió.
1.5.2.3.6. Cabin bị bức xạ nhiệt phải được bảo vệ chống lại bức xạ nhiệt và thiết kế cản nhiệt, và cabin phải được điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện làm việc có thể chấp nhận được.
1.5.2.3.7. Cabin hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển chẳng hạn như bụi, hơi hoặc khí có hại phải được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của chúng và phải được trang bị hệ thống cung cấp không khí sạch cho cabin.
1.5.2.3.8. Cabin phải đảm bảo các thông số an toàn vệ sinh lao động cho người điều khiển như: độ rung (tần số, biên độ), độ ồn phải nằm trong giới hạn cho phép.
Các cabin bố trí trên cao phải có thiết bị thông tin liên lạc với mặt đất để nhận hay thông báo cho người điều khiển các thông tin từ người chỉ huy việc nâng hàng từ dưới mặt đất.
...

Như vậy, cabin hoạt động trong môi trường độc hại cho sức khỏe của người điều khiển chẳng hạn như bụi, hơi hoặc khí có hại phải được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của chúng và phải được trang bị hệ thống cung cấp không khí sạch cho cabin.

Phân thành 3 nhóm thiết bị nâng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2.1 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

Phân nhóm và tải trọng tác dụng lên các kết cấu, cơ cấu của thiết bị nâng
2.1.1. Phân nhóm các thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành
2.1.1.1. Phương pháp phân nhóm chung
Trong thiết kế thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng; với mục đích này việc phân nhóm được thực hiện như sau:
- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.
Việc phân nhóm này được căn cứ theo:
- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;
- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.
...

Như vậy, phân nhóm thiết bị nâng gồm 3 phương pháp phân nhóm chung gồm:

- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;

- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;

- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.

Thiết bị nâng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Để đảm bảo yêu cầu an toàn chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Hành vi không được thực hiện trong quá trình sử dụng thiết bị nâng để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải đảm bảo yêu cầu an toàn trong sử dụng như thế nào?
Lao động tiền lương
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Những người tiến hành công việc tháo lắp thiết bị nâng ở độ cao trên 2m phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Khi đặt thiết bị nâng phải thực hiện biện pháp gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Lao động tiền lương
Trong quá trình tháo lắp thiết bị nâng nghiêm cấm những hành vi nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công việc lắp ráp thiết bị nâng phải được tiến hành theo quy trình như thế nào?
Lao động tiền lương
Quy trình tháo dỡ thiết bị nâng phải được tiến hành như thế nào?
Lao động tiền lương
Trong quá trình lắp ráp thiết bị nâng chạy trên ray phải thực hiện công việc gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị nâng
167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị nâng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị nâng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào