Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?

Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú như thế nào? Cá nhân không cư trú có kỳ tính thuế ra sao?

Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện để được coi là cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
...

Theo đó cá nhân cư trú là người có một trong các điều kiện:

(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.

(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

Như vậy, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện được nêu trên.

Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?

Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú? (Hình từ Internet)

Cá nhân không cư trú có kỳ tính thuế thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định như sau:

Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Theo đó cá nhân không cư trú với kỳ tính thuế được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Đâu là thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm các khoản sau đây:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mã hóa dữ liệu là gì? Ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học ra sao?
Lao động tiền lương
Khoa học là gì? Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thuê nhà ở công vụ đúng không?
Lao động tiền lương
Đô thị là gì, vai trò của đô thị đối với kinh tế xã hội thế nào? Người lao động khu vực đô thị được thuê nhà ở xã hội đúng không?
Lao động tiền lương
Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì?
Lao động tiền lương
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Lao động tiền lương
Tội phạm mạng là gì? Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu số là gì, ví dụ về dữ liệu số, đặc điểm của dữ liệu số thế nào? Thông tin, dữ liệu về cầu lao động gồm những thông tin nào?
Lao động tiền lương
An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam tiêu biểu? Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Di sản viên hạng 1 thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
1,682 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Toàn bộ văn bản hướng dẫn Thuế giá trị gia tăng mới nhất Những văn bản quan trọng về Thuế thu nhập doanh nghiệp Tất tần tật văn bản hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào