C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?

Hiểu như thế nào về C02 Bộ Công an? Bộ Công an gồm bao nhiêu cục? Điều tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm ra sao?

C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào?

*C02 Bộ Công an là gì?

C02 Bộ Công an đó là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự, số hiệu: C02, trực thuộc Bộ Công an.

Có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội; trực tiếp điều tra những vụ án về trật tự xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

*Bộ Công an gồm các cục nào?

Dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết 45 phòng ban ngành các cục thuộc Bộ Công an:

Tên viết tắt các cục thuộc Bộ Công an

Khối cơ quan trực thuộc

Tên viết tắt

Tổ chức

A01

Cục An ninh đối ngoại (A01)

A02

Cục An ninh nội địa (A02)

A03

Cục An ninh chính trị nội bộ (A03)

A04

Cục An ninh kinh tế (A04)

A05

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05)

A06

Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (A06)

A08

Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08)

A09

Cục An ninh điều tra (A09)

C01

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01)

C02

Cục Cảnh sát hình sự (C02)

C03

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03)

C04

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04)

C05

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C05)

C06

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06)

C07

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07)

C08

Cục Cảnh sát giao thông (C08)

C10

Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10)

C11

Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng (C11)

H10

Cục Hậu cần (H10)

V01

Văn phòng Bộ Công an (V01)

V02

Cục Đối ngoại (V02)

V03

Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03)

V05

Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (V05)

V06

Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06)

X01

Cục Tổ chức Cán bộ (X01)

X02

Cục Đào tạo (X02)

X03

Cục Công tác đảng và công tác chính trị (X03)

X05

Thanh tra Bộ Công an (X05)

X06

Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương

V04

Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an

X04

Cục Truyền thông Công an nhân dân

H01

Cục Kế hoạch và Tài chính

B05

Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật

B01

Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo

B02

Cục Tình báo Châu Á

B03

Cục Tình báo Mỹ Âu Phi

H05

Cục Công nghệ thông tin

H06

Cục Y tế

A07

Cục Ngoại tuyến

H02

Cục Quản lý xây dựng và doanh trại

H03

Cục Trang bị và kho vận

H04

Cục Viễn thông và cơ yếu

H08

Cục Công nghiệp an ninh

K01

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

K02

Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động

C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?

C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?

- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.

- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.

- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:

+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;

+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;

+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.

(Điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Tổ chức Điều tra hình sự cần đảm bảo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có nêu như sau:

Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.

Như vậy, 04 nguyên tắc trong tổ chức Điều tra hình sự cần tuân thủ đó là:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

- Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công an có làm thứ 7 không? Quy định thời gian làm việc của Công an thế nào?
Lao động tiền lương
C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Theo dõi sức khỏe thường xuyên đối với lực lượng Công an nhân dân như thế nào?
Lao động tiền lương
Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì?
Lao động tiền lương
Hình thức thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân thế nào?
Lao động tiền lương
Chức năng của Công an nhân dân là gì?
Lao động tiền lương
Hệ số lương Thiếu tá Công an hiện nay bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Toàn bộ mức lương sĩ quan công an nhân dân tính theo lương cơ sở 2,34 như thế nào?
Lao động tiền lương
Xem bảng lương sĩ quan cấp úy trong Công an nhân dân từ 7/2024 áp dụng mức lương cơ sở 2,34 cụ thể như thế nào?
Lao động tiền lương
Có bổ sung vị trí mang hàm Đại tướng Công an theo quy định mới nhất không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công an nhân dân
47 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách các văn bản hướng dẫn về An ninh, trật tự mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào