Bộ Y tế: tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% lên mức 100%?
- Ai được tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ mức 40-70% lên mức 100%?
- Trường hợp nào không áp dụng việc điều chỉnh tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề?
- Nếu viên chức đang hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi mức 70% sau khi lên 100% thì có được lấy lại phần tiền chênh lệch trước đó?
- Có tăng chế độ ưu đãi nghề với viên chức biệt phái không?
Ai được tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ mức 40-70% lên mức 100%?
Trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Sở Y tế các tỉnh, thành phố và cá nhân về việc triển khai thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định Nghị định 05/2023/NĐ-CP.
Ngày 23/05/2023 vừa ban hành Công văn 3102/BYT-TCCB năm 2023 hướng dẫn Nghị định 05/2023/NĐ-CP chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề có quy định rõ hơn về đối tượng được tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ mức 40-70% lên mức 100%, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ sung khoản 7 vào Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP như sau:
7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:
a) Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3.
Như vậy, đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 100% theo quy định tại Nghị định 05/2023/NĐ-CP là viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế đã và đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức từ 40% - 70% quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC.
Bên cạnh đó, Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023 (Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP)
Tăng phụ cấp ưu đãi nghề (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không áp dụng việc điều chỉnh tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề?
- Như đề cập ở trên về các đối tượng được áp dụng tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề thì những đối tượng còn lại sẽ không áp dụng theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP.
-Theo đó các đối tượng này sẽ tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập (như truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình; viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế,....).
Nếu viên chức đang hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi mức 70% sau khi lên 100% thì có được lấy lại phần tiền chênh lệch trước đó?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp
1. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.
...
Đồng thời theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.
...
Như vậy, trong thời gian từ 01/01/2022 đến nay, viên chức đã hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP nếu thuộc đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề (100%) quy định tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP thì được truy lĩnh phần chênh lệch với mức phụ cấp ưu đãi nghề đã hưởng.
Ngoài ra, theo Mục 5 Công văn 3102/BYT-TCCB năm 2023 có đề cập rõ hơn về viên chức đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác như sau:
5. Viên chức thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định
tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác sang
cơ quan, đơn vị khác được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian
công tác tại đơn vị trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Có tăng chế độ ưu đãi nghề với viên chức biệt phái không?
Căn cứ theo Mục 6 Công văn 3102/BYT-TCCB năm 2023 có đề cập
6. Về trường hợp viên chức được cử biệt phái trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023:
Đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và khoản 4, 5, 6 Điều 36 Luật Viên chức: “Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy từ hết ngày 31/12/2023 viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế đã và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ mức 40-70% lên mức 100% bao gồm cả viên chức biệt phái theo quy định pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?