Biệt phái giáo viên được xem xét theo thứ tự nào?
Biệt phái giáo viên được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định về biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc biệt phái giáo viên như sau:
Nguyên tắc biệt phái
1. Biệt phái giáo viên phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, cơ cấu bộ môn, số lượng giáo viên thừa tại trường, cấp học; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đảm bảo cân đối giáo viên giữa huyện thừa giáo viên sang huyện thiếu giáo viên, trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên. Việc thực hiện biệt phái giáo viên được tiến hành bình đẳng, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy trình, đúng đối tượng theo quy định.
2. Đối với đơn vị cấp huyện thiếu giáo viên (đơn vị nhận giáo viên biệt phái): Phải thực hiện việc rà soát, điều chuyển, cân đối giáo viên trong địa bàn trước để ưu tiên tiếp nhận bố trí giáo viên biệt phái.
3. Giáo viên biệt phái từ trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên được ưu tiên bố trí ở các địa điểm thuận lợi (nhất là giao thông) để yên tâm công tác.
4. Việc biệt phái giáo viên được duy trì thường xuyên hàng năm, trên cơ sở nhu cầu giảng dạy và cơ cấu giáo viên của các trường học nhằm cân đối thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
5. Giáo viên trong độ tuổi biệt phái, thuộc đối tượng biệt phái được cử biệt phái đến trường học còn thiếu giáo viên để thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện biệt phái giáo viên giữa các trường học không gây xáo trộn tổ chức, tư tưởng đội ngũ giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Theo đó có 05 nguyên tắc biệt phái giáo viên được quy định cụ thể như trên.
Biệt phái giáo viên được xem xét theo thứ tự nào? (Hình từ Internet)
Biệt phái giáo viên được xem xét theo thứ tự nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định về biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định như sau:
Điều kiện và thời hạn biệt phái
1. Giáo viên thuộc diện biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam; thời hạn biệt phái không quá 03 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.
2. Thứ tự xem xét trong việc biệt phái:
a) Giáo viên tự nguyện biệt phái;
b) Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn;
c) Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ;
d) Giáo viên chưa lập gia đình;
đ) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì cử giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau;
e) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau.
Theo đó thứ tự xem xét biệt phái giáo viên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Giáo viên tự nguyện biệt phái.
(2) Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn.
(3) Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam.
(4) Giáo viên chưa lập gia đình.
(5) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì cử giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau.
(6) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau.
Giáo viên phải có những nghĩa vụ gì khi được biệt phái giáo viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định về biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2019/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 37/2021/QĐ-UBND năm 2021) quy định như sau:
Chế độ chính sách và nghĩa vụ của giáo viên biệt phái
...
2. Giáo viên phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định biệt phái của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện thời gian biệt phái đúng quy định. Giáo viên được cử biệt phái phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái. Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ biệt phái, giáo viên có thành tích xuất sắc hoặc vi phạm kỷ luật thì UBND cấp huyện, trường THPT, Trung tâm nơi giáo viên được cử đến biệt phái tiến hành bình xét khen thưởng hoặc xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức khen thưởng hoặc hình thức kỷ luật (nếu có) và gửi hồ sơ về UBND cấp huyện, trường THPT nơi cử biệt phái để xin ý kiến thống nhất hoặc đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định. Hết thời hạn biệt phái, giáo viên được cử đi biệt phái phải nộp báo cáo kết quả trong thời gian công tác biệt phái (có nhận xét, đánh giá của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái) cho đơn vị cử đi biệt phái.
Theo đó, giáo viên biệt phái phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định biệt phái của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện thời gian biệt phái đúng quy định.
- Phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái.
- Hết thời hạn biệt phái, giáo viên được cử đi biệt phái phải nộp báo cáo kết quả trong thời gian công tác biệt phái (có nhận xét, đánh giá của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái) cho đơn vị cử đi biệt phái.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?