Biên tập viên xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản sẽ bị xử lý như thế nào?
Tiêu chuẩn của biên tập viên được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Như vậy, biên tập viên cần phải đáp ứng đầy đủ 04 tiêu chuẩn nêu trên, cụ thể:
- Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên;
- Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Biên tập viên xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Biên tập viên có phải chịu trách nhiệm về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về nhiệm vụ của biên tập viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
...
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Như vậy, pháp luật quy định biên tập viên phải chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Biên tập viên xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản như sau:
Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều chỉnh tăng giá bán lẻ ghi trên xuất bản phẩm nhưng không được sự đồng ý của giám đốc nhà xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;
b) Không có chứng chỉ hành nghề biên tập nhưng đứng tên tổng biên tập, biên tập viên trên xuất bản phẩm đối với từng xuất bản phẩm;
c) Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;
d) Tổ chức hoặc cho phép phát hành xuất bản phẩm nhưng không ban hành quyết định phát hành đối với từng xuất bản phẩm;
đ) Ký quyết định xuất bản không đúng thẩm quyền hoặc không được ủy quyền hợp pháp;
e) Không giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in đối với từng xuất bản phẩm;
g) Giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
...
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
…
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, biên tập viên xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?