Bếp trưởng trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có chức danh bếp trưởng không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có bao gồm bếp trưởng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
Bếp trưởng trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Trên tàu biển Việt Nam thì bếp trưởng phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của bếp trưởng
Bếp trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của quản trị. Bếp trưởng có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các công việc của nhà bếp và trực tiếp chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho thuyền viên và hành khách.
2. Tổ chức bảo quản và sử dụng lương thực, thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt và đời sống thuyền viên và hành khách.
3. Nhận và phân phối lương thực, thực phẩm cho cấp dưỡng chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày và chuẩn bị thực đơn, bảo đảm đúng định lượng, hợp vệ sinh.
4. Quản lý kho lương thực, thực phẩm, dụng cụ và trang thiết bị nhà bếp. Tổ chức sửa chữa những vật dụng hư hỏng và lập dự trù mua bổ sung, thay thế các vật dụng đó.
5. Giữ gìn vệ sinh nhà bếp, dụng cụ và trang thiết bị của phòng ăn.
Như vậy, bếp trưởng trên tàu biển Việt Nam chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của quản trị và thực hiện những nhiệm vụ quy định như trên.
Trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng trên tàu do ai đảm nhiệm?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cấp dưỡng
1. Cấp dưỡng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của bếp trưởng, cấp dưỡng có nhiệm vụ thực hiện các công việc của nhà bếp, bảo đảm đúng chế độ ăn uống cho thuyền viên.
2. Trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng thì đại phó phân công thuyền viên của tàu phục vụ.
Như vậy, trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng thì đại phó phân công thuyền viên của tàu phục vụ.
Có phải đăng ký thuyền viên với chức danh bếp trưởng không?
Căn cứ Điều 49 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên
1. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Những quy định tại Chương này cũng áp dụng đối với trường hợp học viên thực tập trên tàu biển là công dân Việt Nam.
2. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên, tổ chức quản lý và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện.
3. Cơ quan đăng ký thuyền viên bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức, quản lý hoạt động của các cơ quan đăng ký thuyền viên và quyết định ủy quyền Cảng vụ hàng hải thực hiện việc đăng ký thuyền viên khi cần thiết.
4. Cơ quan đăng ký thuyền viên có trách nhiệm:
a) Lập và quản lý Sổ đăng ký thuyền viên;
b) Thực hiện việc đăng ký thuyền viên vào Sổ đăng ký thuyền viên;
c) Cấp Sổ thuyền viên cho thuyền viên;
d) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Sổ thuyền viên.
Theo quy định trên thì thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Theo đó, với chức danh bếp trưởng thì phải đăng ký thuyền viên theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?