Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc?
- Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc?
- Bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc bị phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc là bao lâu?
Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, cụ thể như sau:
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động theo Khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
4. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện cho người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm huấn luyện bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế Điều kiện lao động tại nơi người lao động thuê lại làm việc như đối với người lao động của bên thuê lại lao động được hướng dẫn.
5. Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;
b) Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
c) Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này; chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
6. Khi phát hiện người lao động thuê lại bị bệnh nghề nghiệp, bên thuê lại lao động phải kịp thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động để thực hiện các chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
7. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định này.
8. Lưu và sao gửi các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại đến doanh nghiệp thuê lại lao động.
Theo đó bên thuê lại có trách nhiệm phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc.
Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;
b) Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
c) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
d) Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
...
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:
- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động là cá nhân.
- Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động là tổ chức.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi bên thuê lại lao động không thông báo cho người lao động thuê lại biết các yếu tố có hại tại nơi làm việc là 01 năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?