Bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 yêu cầu chính về cắt và may ra sao?
Bao tay bảo hộ lao động yêu cầu hình dáng kích thước bao tay như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 TCVN 1841:1976 có yêu cầu về hình dáng kích thước bao tay như sau:
- Căn cứ vào mục đích sử dụng cho các ngành khác nhau, bao tay được sản xuất làm 10 loại ký hiệu là A, B, C, D, E, G, H, I, K, L.
+ Dùng cho ngành hàn cắt kim loại và các ngành nghề tương tự.
Loại A: Bao tay da năm ngón, nối bạt đến khuỷu tay
Phần bàn tay hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 1).
Loại B: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay
Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 2).
+ Dùng cho ngành nấu gang thép, rèn búa máy và các ngành nghề tương tự.
Loại C: Bao tay da năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay
Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 3).
Loại D: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay
Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ngón cái may vuông góc với mặt bàn tay.
Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 4).
Loại E: Bao tay bạt hai ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay
Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.
Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (hình 5).
+ Dùng cho ngành xây dựng, vận chuyển và các ngành nghề tương tự.
Loại G: Bao tay bạt năm ngón dùng một mặt
Mặt trước bao tay may hai lớp vải có chần quả trám, mặt sau bao tay may một lớp vải. Ngón cái may vuông góc với mặt bản tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 6).
Loại H: Bao tay bạt năm ngón, dùng hai mặt.
Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.
Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép trên một mặt may lộn đè, mặt còn lại may lộn hai đường chỉ (Hình 7).
Loại I: Bao tay bạt hai ngón ghép giả da.
Mặt trước bao tay đệm bằng giả da. Ngón cái may hoàn toàn bằng giả da. Các đường ghép may lộn. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm giả da ở phía trước (Hình 8).
Loại K: Bao tay bạt hai ngón.
Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.
Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (Hình 9).
+ Bao tay dùng cho ngành bốc xếp gạch chịu lửa và các ngành nghề tương tự.
Loại L: Bao tay bạt hai ngón ghép da
Mặt trước bao tay đệm bằng da, có chần quả trám. Ngón cái may hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm da ở phía trước. Các đường ghép may lộn (Hình 8).
Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép may bao tay có dây buộc.
- Mỗi loại bao tay được sản xuất 2 số theo cỡ số IV của TCVN 1267 – 72¸ 1268 – 72 và TCVN 1680 – 75¸ 1681 – 75. Sau khi sản xuất xong, kích thước thành phẩm của bao tay phải theo số đo chỉ dẫn.
Bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 yêu cầu chính về cắt và may ra sao?
Ghi nhãn bao tay bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 ra sao?
Căn cứ theo Mục 3 TCVN 1841:1976 yêu cầu ghi nhãn đối với bao tay bảo hộ lao động như sau:
+ Mỗi chiếc bao tay đều có đóng nhãn vào phía trong, sát đường viền cửa tay ở phía trước bao tay. Nội dung nhãn ghi: ký hiệu loại bao tay; cỡ số; ký hiệu cơ sở sản xuất.
+ Bao gói.
Úp hai chiếc bao tay thành một đôi, xếp 10 đôi thành một bó và đóng 20 – 25 bó thành một kiện.
Mỗi kiện có phiếu đóng gói ghi: ký hiệu loại bao tay; cỡ số; số lượng; ngày đóng gói; người đóng gói; tên cơ sở sản xuất.
Ngoài kiện có nhãn ghi: ký hiệu loại bao tay; cỡ số; số lượng; số hiệu tiêu chuẩn này, khối lượng tịnh; khối lượng cả bì.
Bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 yêu cầu chính về cắt và may ra sao?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da và bạt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đảm bảo yêu cầu kĩ thuật chính về cắt và may theo Mục 2 TCVN 1841:1976 như sau:
+ Tất cả các chi tiết đều phải cắt theo hướng sợi ngang trừ kẽ ngón phải cắt theo hướng sợi dọc của vải.
+ Đường may cách đường cắt:
đối với da 2 – 2,5 mm;
đối với vải 6 – 7 mm.
+ Chân kẽ ngón út thấp hơn chân kẽ ngón trỏ và ngón nhẫn 10mm.
+ Đường chần quả trám phải thẳng và cách nhau 22 ± 2mm.
+ Các đường may đầu ngón phải lượn tròn đều. Đối với bao tay bạt, đường ghép ngón cái phải mang hai đường chỉ cách nhau 1mm. Riêng phần kẽ ngón may ba đường dài 40mm. Đối với bao tay da đường ghép ngón cái may hai đường chỉ cách nhau 1 – 2mm.
+ Các đường may phải thẳng, đều, không sổ chỉ, bỏ mũi. Số mũi chỉ trên 10cm có từ 45 – 50.
+ Các đường may lộn đè cách mép 1mm. Các đường may bóp cách mép 2mm.
+ Đầu và cuối các đường may phải lại mũi ba lần 1cm.
Ghi chú: Tùy theo yêu cầu của bên đặt hàng có thể may thêm đệm đầu ngón tay và chọn màu sắc cho phù hợp.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?