Bảng lương Kiểm tra viên từ 1/7/2024 khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào?
Bảng lương Kiểm tra viên từ 1/7/2024 khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào?
Theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định:
Ghi chú: Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiểm tra viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp;
- Loại A2 gồm: Thầm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính, Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, Kiểm tra viên chính, Điều tra viên trung cấp.
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, Kiểm tra viên, Điều tra viên sơ cấp.
Theo đó, hệ số lương Kiểm tra viên các cấp như sau:
- Kiểm tra viên cao cấp được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A3, có hệ số lương từ 6,20 đến 8,00.
- Kiểm tra viên chính được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A2, có hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.
- Kiểm tra viên được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Ngoài ra mức lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ là 2.340.000 đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, hướng dẫn lương Kiểm tra viên được tính bằng công thức như sau:
Mức lương từ 1/7/2024 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Như vậy, bảng lương Kiểm tra viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng như sau:
- Bảng lương Kiểm tra viên
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108.800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
- Bảng lương Kiểm tra viên chính
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 4,40 | 10.296.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 15.865.200 |
* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
- Bảng lương Kiểm tra viên cao cấp
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 6,20 | 14.508.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 18.720.000 |
* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Bảng lương Kiểm tra viên từ 1/7/2024 khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ tiền lương của Kiểm tra viên ra sao?
Theo Điều 95 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Chế độ tiền lương
1. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có thang bậc lương riêng.
2. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chế độ tiền lương đối với công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo chế độ của quân đội.
Theo đó chế độ tiền lương của Kiểm tra viên như sau:
- Kiểm tra viên có thang bậc lương riêng.
- Chế độ tiền lương đối với Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Chế độ tiền lương của Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo chế độ của quân đội.
Kiểm tra viên có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó Kiểm tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Kiểm tra viên thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Ngoài ra Kiểm tra viên còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?