Bảng lương công nhân quốc phòng hiện nay chia làm mấy loại?
Bảng lương công nhân quốc phòng hiện nay chia làm mấy loại?
Bảng lương công nhân quốc phòng hiện nay được quy định theo bảng 6 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP, như sau:
Vậy bảng lương công nhân quốc phòng hiện nay chia làm 3 loại gồm: Loại A; Loại B; Loại C.
Bảng lương công nhân quốc phòng hiện nay chia làm mấy loại? (Hình từ Internet)
Khi nào công nhân quốc phòng được xét nâng bậc lương?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
...
3. Nâng bậc lương, nâng loại đối với công nhân quốc phòng
a) Nâng bậc lương:
Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
b) Nâng loại:
Công nhân quốc phòng hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét hoặc thi nâng loại.
Theo đó, công nhân quốc phòng sau 02 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
Nếu lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Công nhân quốc phòng được hưởng những loại phụ cấp, trợ cấp nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP có quy định:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
1. Bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Theo đó công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp công vụ (áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước);
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó thì công nhân quốc phòng còn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
+ Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
+ Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?