Bác sỹ có phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục không?
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Người bệnh không có thân nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Người đại diện của người bệnh;
c) Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.
12. Người đại diện của người bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.
13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...
Theo đó, cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bác sỹ có phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục không?
Bác sỹ có phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục không?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, bác sỹ có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
Trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.
2. Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau:
a) Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
b) Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu như sau:
a) Hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
b) Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học tương ứng với mức quy định tại điểm a khoản này nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức cho người hành nghề cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Bác sĩ được bán thuốc tại nhà hay không?
Bác sĩ là người nước ngoài có phải sử dụng tiếng Việt để khám chữa bệnh không?
Bác sĩ phải tiến hành hội chẩn trong trường hợp nào?
03 trường hợp bác sĩ phải bắt buộc chữa bệnh là gì?
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật đối với người bệnh phải có sự đồng ý của ai?
Bác sĩ có được từ chối khám chữa bệnh đối với bệnh nhân nhiễm HIV hay không?
Nâng cao năng lực chuyên môn có phải là quyền mà bác sĩ được hưởng hay không?
Bác sĩ hạng 3 thi hành án treo có bị thu hồi giấy phép hành nghề không?
Bác sĩ hạng 3 thi hành án phạt tù có bị thu hồi giấy phép hành nghề không?
Bác sĩ hạng 3 bị truy cứu trách nhiệm hình sự có bị thu hồi giấy phép hành nghề không?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?