Bác sĩ chỉ được sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân?
Bác sĩ chỉ được sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy đinh:
Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.
Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ không chỉ là tiếng Việt.
Nếu bác sĩ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với bác sĩ; bệnh nhân có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ của bác sĩ;
- Bệnh nhân là người nước ngoài và không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với bác sĩ; bệnh nhân không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ của bác sĩ
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Bác sĩ chỉ được sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân? (Hình từ Internet)
Bác sĩ bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy đinh:
Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, bác sĩ bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong 6 trường hợp được quy định như trên.
Điều kiện để bác sĩ được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy đinh:
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
...
Như vậy, điều kiện để bác sĩ được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam là:
- Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực.
- Đã đăng ký hành nghề.
- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Lưu ý: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?