'Ba không' cần phải nhớ trước khi kết hôn? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?

Không được làm 3 việc gì trước khi kết hôn để đúng pháp luật? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?

"Ba không" cần phải nhớ trước khi kết hôn?

Kết hôn được xem là một trong những sự kiện trọng đại của đời người. Việc kết hôn có hạnh phúc, viên mãn hay không không chỉ dựa vào tình yêu của đôi bên mà còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố pháp lý.

Sau đây là "Ba không" bạn cần phải nhớ trước khi kết hôn để vừa đúng pháp luật vừa có hạnh phúc đôi bên.

1. Không kết hôn với người chưa đủ tuổi

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
...

Yêu là không có lý do, yêu là không quan tâm tuổi tác, nhưng một khi tiến tới hôn nhân thì cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn theo luật định.

Cụ thể, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, việc xác định đủ tuổi kết hôn của nam hoặc nữ sẽ được dựa trên tháng, năm sinh. Nếu không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì xác định như sau:

- Không xác định được tháng sinh nhưng xác định được năm sinh thì tháng sinh là tháng 01 của năm sinh.

- Không xác định được ngày sinh khi đã biết năm sinh, tháng sinh thì ngày sinh là ngày mùng một của tháng sinh đó.

2. Không kết hôn với người đã có gia đình

Tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
...
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
...

Nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng.

3. Không kết hôn với "bà con, họ hàng"

Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Việc pháp luật cấm kết hôn giữa những người được xem là có mối quan hệ “bà con, họ hàng” nhằm mục đích hạn chế sinh ra những đứa trẻ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.

"Ba không" cần phải nhớ trước khi kết hôn? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?

"Ba không" cần phải nhớ trước khi kết hôn? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?

Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?

Tại điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động kết hôn như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
...
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên, khi người lao động kết hôn thì người đó sẽ được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.

Trường hợp muốn được nghỉ dài hơn, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp ngày phép năm. Bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.

Nếu hết phép, người lao động có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Bắt nhân viên cam kết không kết hôn, không sinh con trong vài năm đầu làm việc có phải là thỏa thuận trái pháp luật?

Để hạn chế sự gián đoạn sản xuất kinh doanh do lao động nghỉ thai sản nên một số công ty đã yêu cầu người lao động ý cam kết không kết hôn, không sinh con trong vài năm đầu làm việc.

Tuy nhiên, cam kết không kết hôn, không sinh con đã vi phạm đến quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình của công dân được nêu tại Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003, được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12.

Do đó dù người lao động có đồng ý thì cam kết không kết hôn, không sinh con trong vài năm đầu làm việc cũng không có giá trị pháp lý.

Mặt khác, tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:

Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
...

Theo đó, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản. Nếu cố tình vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Nghỉ việc riêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cha, mẹ nuôi mất thì người lao động được xin nghỉ việc riêng bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Có được nghỉ làm khi anh ruột kết hôn không? Người lao động nghỉ hết phép năm có được nghỉ nữa không?
Lao động tiền lương
Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào? NLĐ nghỉ kết hôn có cần công ty đồng ý hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động có người thân mất được nghỉ bao nhiêu ngày? Có thể kéo dài thời gian nghỉ không?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
'Ba không' cần phải nhớ trước khi kết hôn? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ kết hôn có phải thông báo với công ty không?
Lao động tiền lương
Người lao động lấy chồng được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc riêng là gì? Người lao động nghỉ việc riêng có được hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc riêng được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ việc riêng
331 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ việc riêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ việc riêng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào