Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất khi có tiền lương tính thuế là bao nhiêu?

Khi có tiền lương thuộc thu nhập tính thuế là bao nhiêu thì sẽ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất?

Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất khi có tiền lương tính thuế là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng với cá nhân cư trú và không cư trú được quy định như sau:

- Đối với cá nhân cư trú: thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

- Đối với cá nhân không cư trú: thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam là 20%.

Theo đó:

- Đối với cá nhân không cư trú: Mức thuế suất cao nhất là 20% áp dụng chung cho mọi mức thu nhập tính thuế TNCN.

- Đối với cá nhân cư trú: Mức thuế suất cao nhất là 35% áp dụng đối với số tiền lương, tiền công thuộc thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng và trên 960 triệu đồng/năm.

Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN cao nhất khi có tiền lương tính thuế là bao nhiêu?

Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất khi có tiền lương tính thuế là bao nhiêu?

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.
...

Theo đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.

Mức xử phạt khi chậm nộp quyết toán thuế TNCN là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
...

Đồng thời, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, chậm nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì sẽ bị phạt số tiền là:

- Quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng (trong trường hợp quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì chỉ phạt cảnh cáo).

- Quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày: Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

- Quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.

- Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.

- Quá thời hạn trên 90 ngày và có phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 12.500.000 đồng. Trong trường hợp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 5.75 triệu đồng.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 ra sao?
Lao động tiền lương
Thuế suất thuế TNCN áp dụng cho lương công chức viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức thuế suất cao nhất để tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất khi có tiền lương tính thuế là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
1,087 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Click để xem trọn bộ văn bản về Hóa đơn điện tử 2024 Click để xem toàn bộ văn bản quy định về Mã số doanh nghiệp Văn bản hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào