Ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất?

Cho tôi hỏi ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất? Câu hỏi của chị C.L (Quảng Trị)

Điều kiện để được hành nghề kiểm toán là gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập 2011 (khoản 3 bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015)

Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau mới được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập bao gồm:

- Là kiểm toán viên.

- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.

- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

Người có đủ các điều kiện trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất?

Ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất?

Ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất?

Căn cứ Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán, cụ thể như sau:

Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
3. Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
4. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
5. Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

Theo đó có 05 nhóm đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

- Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

- Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán sử dụng bao lâu thì hết hạn?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Hành nghề kiểm toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hành nghề kiểm toán là gì? Để đăng ký hành nghề kiểm toán cần có kinh nghiệm làm kiểm toán bao lâu?
Lao động tiền lương
Thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên hành nghề là bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền đình chỉ hành nghề kiểm toán?
Lao động tiền lương
Cán bộ có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
Lao động tiền lương
Thời gian thực tế làm kiểm toán được xác định như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu bản thông tin cá nhân dùng để đăng ký hành nghề kiểm toán mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Viên chức có được đăng ký hành nghề kiểm toán không?
Lao động tiền lương
Mẫu báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Để đăng ký hành nghề kiểm toán thì phải có thời gian thực tế làm kiểm toán bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai không được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành nghề kiểm toán
339 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề kiểm toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề kiểm toán

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về Lệ phí trước bạ mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào