Ai có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
8. Người thụ hưởng là đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
9. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là việc người sử dụng lao động, người lao động nộp hồ sơ kê khai thông tin về người lao động, người sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, phương thức đóng và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật để tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
10. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử bao gồm đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
11. Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là cơ sở dữ liệu dùng chung tập hợp thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
12. Bản sao các giấy tờ dùng để thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại Luật này là giấy tờ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc;
b) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực từ bản chính;
c) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Theo đó, đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là việc người sử dụng lao động, người lao động nộp hồ sơ kê khai thông tin về người lao động, người sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, phương thức đóng và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật để tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ai có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Ai có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của Luật này; phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc trả sổ bảo hiểm xã hội bản giấy cho người lao động.
2. Lập hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
3. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định tại Điều 34 của Luật này và hằng tháng trích khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 của Luật này từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Xem xét giới thiệu người lao động thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 65 của Luật này đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
6. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp chi trả thông qua người sử dụng lao động.
7. Xuất trình, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
9. Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thu hồi số tiền bảo hiểm xã hội hưởng không đúng quy định của người lao động khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?