Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng là 03 chức vụ lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong Quân đội ta.
- Đối với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Theo Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
...
Theo đó thì Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Đối với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Theo Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Theo đó Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
- Đối với Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Tương tự với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch nước cũng là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Như vậy, Chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm 2 chức vụ là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng, đồng thời cũng có quyền đề nghị Quốc hội bầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó theo Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014); Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) thì trần quân hàm của 03 chức vụ này đều là Đại tướng và Chủ tịch nước cũng là người có quyền phong, thăng, giáng, tước quân hàm này.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng? (Hình từ Internet)
Đội ngũ sĩ quan quân đội đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của tổ chức nào?
Theo Điều 3 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó đội ngũ sĩ quan quân đội đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội hiện nay là gì?
Theo Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội hiện nay như sau:
- Sĩ quan quân đội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Ngoài ra sĩ quan quân đội còn phải có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?