7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hiện nay 7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu? Câu hỏi của chị M.T (Đà Nẵng).

Vùng kinh tế là gì?

Vùng kinh tế là một định nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh và quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, thông thường, vùng kinh tế đề cập đến một khu vực địa lý hoặc hệ thống địa lý mà có mối quan hệ kinh tế mật thiết giữa các thành phần trong đó. Các thành phần này có thể bao gồm các tỉnh, bang, thành phố hoặc quốc gia, tùy thuộc vào quy định và mục tiêu cụ thể của việc xác định vùng kinh tế.

Mục tiêu chính của việc định danh và phát triển vùng kinh tế là tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Các vùng kinh tế thường có những đặc điểm chung về nguồn lực, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, và hạ tầng nhân lực. Đối với một quốc gia, việc tạo ra và phát triển các vùng kinh tế mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bất đẳng thức kinh tế giữa các vùng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành, có quy định về phân vùng kinh tế - xã hội Việt Nam như sau:

Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) cho biết, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, ngày 26.3.2020 vừa qua, Bộ KHĐT có tờ trình báo cáo Thủ tướng về phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đề xuất 6 phương án phân vùng.

Tiếp đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 14.5, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có tờ trình về phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đề xuất 2 phương án phân vùng để lựa chọn.

Trong đó, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung tham gia ý kiến đối với phương án 2 là phương án đã được 10/14 Bộ, ngành và 49/59 địa phương chọn, cụ thể:

7 vùng kinh tế - xã hội theo phương án 2 sẽ được sửa đổi để trình Chính phủ:

(1) Vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La;

(2) Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ gồm 15 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh;

(3) Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế;

(4) Vùng Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận;

(5) Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng;

(6) Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh/thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh;

(7) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Xem chi tiết: https://daklak.gov.vn/chi-tiet-tin/-/asset_publisher/TqHb5v0CaLB0/content/-e-xuat-2-phuong-an-phan-vung-giai-oan-2021-2030/pop_up?_101_INSTANCE_TqHb5v0CaLB0_viewMode=print

Như vậy, hiện nay Việt Nam đang có 6 vùng kinh tế và đang được đề xuất xây dựng thành 7 vùng kinh tế Việt Nam.

Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Đồng thời việc xác định các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng cũng được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Mức lương tối thiểu
...
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hiện nay mức lương tối thiểu được quy định theo địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP chứ không xác định theo khu vực địa lý do đó mức lương của vùng kinh tế Việt Nam sẽ được áp dụng theo quy định nêu trên.

Kinh tế Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Dự báo nền kinh tế Việt Nam 2024 tăng trưởng 6%? Tác động đến mức lương của người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cơ cấu nền kinh tế là gì? Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay tác động đến người lao động như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kinh tế Việt Nam
40,706 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào