10 việc mà Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì?

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất thì 10 việc mà Thẩm phán không được làm là những việc gì?

10 việc Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì 10 việc mà Thẩm phán không được làm gồm:

- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan (trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền).

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.

- Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.

- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.

- Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.

10 việc mà Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì?

10 việc mà Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán?

Căn cứ theo Điều 88 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về Thẩm phán cụ thể như sau:

Thẩm phán
Thẩm phán là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về việc bổ nhiệm Thẩm phán cụ thể như sau:

Bổ nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật này.

Theo đó, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán.

Cụ thể:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để được làm Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Căn cứ theo Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo đó, để được làm Thẩm phán thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Thẩm phán Tòa án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm phán Tòa án nhân dân có thể bị cách chức khi tư vấn cho bị can có đúng không?
Lao động tiền lương
Thẩm phán Tòa án nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì phải thông báo thông tin cho ai?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán Tòa án từ 01/01/2025 là gì?
Lao động tiền lương
Từ 01/01/2025, Thẩm phán Tòa án cũng không được miễn đào tạo nghề đấu giá đúng không?
Lao động tiền lương
10 việc mà Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì?
Lao động tiền lương
Phải đủ 28 tuổi trở lên mới được làm Thẩm phán Tòa án theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẩm phán Tòa án
250 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm phán Tòa án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán Tòa án

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào