05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương quy định cụ thể như thế nào?
05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương quy định cụ thể như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 có 05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương, bao gồm:
(1) Hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, theo khối lượng công việc
Tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
(2) Theo thỏa thuận
Việc người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi được quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.
(3) Thực hiện nghĩa vụ công dân
Theo khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Lưu ý: Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng lương.
(4) Nghỉ hằng năm
Theo khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
(5) Bị tạm đình chỉ công việc
Tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong quá trình lao động, người lao động vi phạm kỷ luật lao động nhưng vụ việc cần thời gian để xác minh, làm rõ thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc người lao động.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương quy định cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương cho người lao động mới nhất năm 2024 được quy định như thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương cho người lao động.
Do đó có thể tham khảo mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương chuẩn sau đây:
Tải đầy đủ mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương cho người lao động mới nhất năm 2024: Tại đây.
Công ty không cho người lao động tạm ứng tiền lương trong trường hợp bắt buộc phải tạm ứng bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động tạm ứng tiền lương trong trường hợp bắt buộc phải tạm ứng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng không tạm ứng tiền lương.
Lưu ý: Mức phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt của cá nhân (Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, nếu công ty không đồng ý tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp bắt buộc phải tạm ứng thì công ty sẽ chịu mức phạt hành chính từ tuỳ vào số lượng người lao động mà công ty không trả tiền tạm ứng. Mức phạt tiền sẽ từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?