04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
Căn cứ Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định về miễn đào tạo nghề luật sư, cụ thể như sau:
Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Theo đó có 04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư, bao gồm:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
Đào tạo nghề luật sư hiện nay mất bao lâu?
Căn cứ Điều 12 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về đào tạo nghề luật sư, cụ thể như sau:
Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Theo đó, người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BTP năm 2023 có quy định thành phần hồ sơ như sau:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật.
- Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2a Nghị định 137/2018/NĐ-CP).
- Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Luật sư 2006 bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu;
+ Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật;
+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát hoặc Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
+ Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật;
+ Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Chứng chỉ hành nghề Luật sư do ai cấp?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định:
Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
...
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?