03 nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
03 nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
Căn cứ theo Chương 2 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 thì 03 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là:
- Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
- Hành vi chạy chức, chạy quyền.
- Các hành vi tiêu cực khác.
03 nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ gồm:
1. Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.
2. Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ.
3. Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.
4. Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại mục (1), mục (2) đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.
5. Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.
6. Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thỏa hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
7. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.
8. Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.
02 giai đoạn trong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 4 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 quy định như sau:
LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
a) Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026)
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
b) Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
...
Như vậy, 02 giai đoạn trong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như sau:
(1) Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026)
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
(2) Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?