03 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho tháng còn lại 2023? Kinh tế tăng trưởng thì mức lương người lao động có tăng không?
Tình hình kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Nghị quyết 144/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 có đề cập về động lực tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2023, cụ thể như sau:
Trong tháng 8, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; nhiều nền kinh tế lớn chưa phục hồi hoặc phục hồi chưa bền vững, tăng trưởng thấp, lạm phát neo ở mức cao; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản và an ninh lương thực, an ninh năng lượng toàn cầu tiềm ẩn rủi ro; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, hạn hán diễn biến khó lường ...
Ở trong nước, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và giúp đỡ của bạn bè quốc tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp tình hình, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; chủ động giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài và ứng phó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 chuyển biến tích cực; nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn tháng 7, tiếp tục xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, góp phần cải thiện kết quả chung của 8 tháng đầu năm 2023.
03 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho tháng còn lại 2023? Kinh tế tăng trưởng thì mức lương người lao động có tăng không?
03 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho tháng còn lại 2023?
Căn cứ theo điểm a tiểu mục 1 Mục 1 Nghị quyết 144/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 có đề cập về động lực tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2023, cụ thể như sau:
I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
1. Các bộ, cơ quan, địa phương, nhất là người đứng đầu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
a) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và xử lý công việc theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo ưu tiên cho tăng trưởng, nhất là 3 động lực: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan trong hệ thống chính trị. Nắm chắc tình hình để kịp thời phản ứng chính sách hiệu quả trước các tình huống phát sinh. Thường xuyên theo dõi, lắng nghe, đánh giá về tác động của chính sách trên tinh thần cầu thị, kịp thời có giải pháp phù hợp đối với các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc.
Theo đó, cần tập trung vào phát triển 03 động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu gồm: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.
Nhấn mạnh về các động lực cho tăng trưởng những tháng còn lại, Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về 3 động lực.
Động lực thứ nhất: Tập trung tăng trưởng khu vực dịch vụ, đây là điểm nhấn để nhằm đóng góp cho tăng trưởng, đặc biệt là du lịch. Chúng ta thấy rõ thực tế du lịch nước ta trong những tháng qua phục hồi và phát triển rất tốt.
Động lực thứ hai: Tập trung củng cố trụ đỡ rất quan trọng cho nền kinh tế là khu vực nông nghiệp, bởi hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng lương thực, trong khi Việt Nam lại có mức độ xuất khẩu nông sản tốt. Tuy nhiên, còn có bài toán cân đối để vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an ninh lương thực nội địa. Đây là ngành chúng ta luôn luôn chú trọng khi gặp khó khăn.
Động lực thứ ba: Thị trường trong nước. Trong các báo cáo tham mưu và Thủ tướng cũng đã chỉ đạo phải kích thích thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là liên quan đến kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" để thông qua thị trường trong nước, tạo sức cầu lớn cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng tới thị trường trong nước, có điều kiện để duy trì cũng như mở rộng sản xuất trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Đó là những động lực cần tập trung nhiều hơn để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất từ nay đến cuối năm.
Xem chi tiết tại: https://vneconomy.vn/gdp-tang-truong-thap-dat-ra-nhiem-vu-nang-ne-cho-nhung-thang-cuoi-nam.htm
Kinh tế tăng trưởng thì mức lương người lao động có tăng không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên có thể thấy mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉ dựa trên các yêu tố trên trong đó có yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng vậy khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ vẫn ảnh hưởng tới mức lương người lao động.
Tuỳ theo tình hình thực tế mà mức lương người lao động có thể được điều chỉ tăng để phù hợp hơn.
Đồng thời, quan điểm chỉ đạo của Nhà nước xoay quanh vấn đề điều chỉnh, cải cách tiền lương đã được thể hiện rõ ràng trong Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
1.5. Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Theo đó, sau năm 2023 mức lương của người Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh và cải cách tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của quốc gia.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?