02 loại giấy tờ cần có trong hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là gì?
02 loại giấy tờ cần có trong hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, cụ thể như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp cơ sở lao động có nhiều người phải khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thì người sử dụng lao động lập danh sách và điền các thông tin về nghề, công việc chuẩn bị bố trí, yếu tố có hại tại nơi làm việc gửi kèm theo Giấy giới thiệu.
2. Phiếu khám sức khỏe thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc bao gồm:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Tải mẫu giấy giới thiệu của người sử dụng lao động: Tại đây
Trường hợp cơ sở lao động có nhiều người phải khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thì người sử dụng lao động lập danh sách và điền các thông tin về nghề, công việc chuẩn bị bố trí, yếu tố có hại tại nơi làm việc gửi kèm theo Giấy giới thiệu.
- Phiếu khám sức khỏe thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Tải mẫu phiếu khám sức khỏe: Tại đây
02 loại giấy tờ cần có trong hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là gì?
Người lao động có được sử dụng kết quả khám sức khỏe đã có hay bắt buộc phải khám lại?
Tại Điều 5 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định nội dung khám:
Nội dung khám
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.
3. Căn cứ vị trí làm việc của người lao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao động đó.
4. Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, người lao động đã được khám sức khỏe và kết quả khám sức khỏe còn giá trị thì được sử dụng kết quả khám sức khỏe đó và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định.
Chi phí khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc chi cho người lao động có được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Theo Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định như sau:
Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
1. Đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc khám sức khỏe cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo quy định trên, chi phí khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động do người sử dụng lao động chi trả.
Chi phí khám sức khỏe thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?