TIỆN ÍCH NÂNG CAO
Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Mẫu hợp đồng

Mẫu hợp đồng => HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN RỪNG GIỮA TỔ CHỨC CÓ RỪNG JBIC VÀ CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

Cập nhật: 19/10/2016

Tải về

Chỉnh sửa và tải về

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Tên tổ chức …
Số: …../HĐ-KBVR

HỢP ĐỒNG MẪU VỀ GIAO NHẬN
KHOÁN QLBV RỪNG 
(áp dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn)

 

…………….., ngày … tháng … năm ……….

 

Căn cứ vào Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017.

Căn cứ vào Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Căn cứ vào Quyết định số ……………/2008/QĐ-BNN ngày … tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về việc ban hành quy chế hưởng lợi áp dụng đối với dự án trồng rừng JBIC.

Căn cứ vào đề nghị được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng JBIC sau giai đoạn đầu tư đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (1)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm ………. tại ………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên A (Tên của tổ chức có rừng JBIC) (2)

Do ông (bà) ………………………. Chức vụ ………………………… làm đại diện

Địa chỉ ………………………………. Điện thoại ……………… Fax ………… Email …………….

Bên B (Tên của bên nhận khoán quản lý bảo vệ rừng) (3)

Do ông (bà) ………………………………………………………………… làm đại diện

Địa chỉ ……………………… Có CMTND số ……………………. Do Công an tỉnh …………… cấp ngày ………… tháng …………. năm …..

Điện thoại ………. Fax ……………… Email …………………………………………………………

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng Giao khoán quản lý bảo vệ rừng với các điều, khoản sau đây:

Điều 1. Diện tích, địa điểm của những khu rừng được giao cho Bên B quản lý và bảo vệ

1. Diện tích rừng ……………………………………………….. ha, đối tượng rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên là rừng phòng hộ); trạng thái rừng: ………………………………………………….

Tại ………………. lô  …………………. khoảnh …………. tiểu khu …………………………… (4)

2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng khoán quản lý và bảo vệ rừng.

Thời hạn nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là …. năm, kể từ ngày … tháng … năm …. đến ngày …. tháng ….. năm ……. (5)

Hợp đồng sẽ được gia hạn khi thời hạn trên kết thúc nếu trong thời gian thực hiện hợp đồng Bên B tuân thủ nghiêm túc mọi điều khoản của hợp đồng và mong muốn được gia hạn hợp đồng.

Điều 3. Các quyền của Bên A

Được nhận từ Bên B ………….. % của giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế và các chi phí khai thác vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Điều 4. Nghĩa vụ của Bên A

1. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về bảo vệ, quản lý và phát triển rừng JBIC cho Bên B.

2. Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép thu hoạch và khai thác các lâm sản từ rừng JBIC và cho phép sử dụng đất rừng JBIC (nếu cần thiết).

3. Kịp thời chỉ đạo và cho phép Bên B thu hoạch và khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ từ rừng JBIC.

Điều 5. Những hỗ trợ khác của Bên A cho Bên B (8)

Ứng trước vốn và vật tư hỗ trợ cho Bên B khi Bên B có nguyện vọng để phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng JBIC. Bên B sẽ hoàn trả số tiền đó sau khi thu được tiền bán lâm sản (một hợp đồng riêng biệt sẽ được ký giữa hai bên về khoản hỗ trợ này).

Điều 6. Quyền của Bên B

1. Được thu hái các lâm sản ngoài gỗ như quả, hoa, dầu, nhựa thông, song mây, mật ong, vv… trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).

2. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh trong rừng JBIC theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A, được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).

3. Được lấy củi trong rừng JBIC nhưng không làm hư hại rừng theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ giá trị của sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).

4. Được khai thác tre nứa theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ giá trị của sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).

5. Được khai thác gỗ theo pháp luật và các quy định hiện hành, các hướng dẫn của Bên A và được hưởng ………. % của giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế và các chi phí khai thác vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

6. Được hưởng 100% giá trị của gỗ khai thác sau khi nộp thuế (nếu có) trong trường hợp Bên B đầu tư trồng và quản lý và khai thác các loại cây với sự cho phép của Bên A.

7. Được sử dụng đất rừng để canh tác cây hàng năm và cây lâu năm theo các quy định của pháp luật hiện hành và với sự cho phép của Bên A.

8.  Được di chúc một phần hoặc toàn bộ hợp đồng khoán cho thành viên trong gia đình (cùng sống tại xã) và với sự cho phép của Bên A. (6)

Điều 7. Nghĩa vụ của bên B

1. Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng JBIC theo hướng dẫn của Bên A và theo luật pháp và các quy định hiện hành liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng.

2. Xin phép và theo các hướng dẫn của Bên A trước khi khai thác và thu hoạch gỗ và các lâm sản ngoài gỗ từ rừng JBIC hoặc trồng các loại cây khác trên đất rừng JBIC.

3. Phải xin phép Bên A nếu Bên B muốn sử dụng một phần đất của rừng JBIC để canh tác cây hàng năm và cây lâu năm.

4. Theo dõi giám sát sự thiệt hại, sự phá hoại, sự phát triển và sử dụng rừng JBIC không đúng mục đích do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và báo cáo kịp thời lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Bên A.

5. Phục hồi và cải thiện những khu rừng JBIC bị hư hại do các nguyên nhân bất khả kháng theo yêu cầu và hướng dẫn của Bên A (Một hợp đồng riêng biệt sẽ được ký giữa Bên A và Bên B nếu công việc có liên quan đến vấn đề nguyên vật liệu và nhân công) (7).

Điều 8. Sửa đổi hợp đồng

1. Bất cứ sự thay đổi và điều chỉnh nào của hợp đồng này sẽ phải được sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản giữa các bên.

2. Mọi sự thay đổi và điều chỉnh sẽ có hiệu lực thông qua việc ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ (phụ lục hợp đồng).

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

(a) Khi thời hạn hợp đồng chấm dứt và Bên B không muốn kéo dài hợp đồng;

(b) Khi Bên B yêu cầu Bên A chấm dứt hợp đồng. Bên B sẽ phải thông báo cho Bên A bằng văn bản về đề nghị chấm dứt hợp đồng ít nhất trước 6 tháng;

(c) Khi Bên A nhận thấy Bên B không đủ khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng;

(d) Khi Bên A nhận thấy Bên B không tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của Bên A về quản lý và bảo vệ rừng;

Trong trường hợp hợp đồng bị chấm dứt vì các lý do (c) và (d), Bên A sẽ phải thông báo cho Bên B bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

Hai bên cam kết giải quyết hoặc làm sáng tỏ mọi tranh chấp phát sinh trong hoặc ngoài quá trình thực hiện hợp đồng thông qua thương lượng. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết thông qua thương lượng thì vụ việc sẽ được giải quyết theo pháp luật và các quy định hiện hành.

Điều 11. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký trừ khi bị chấm dứt trước thời hạn như được ghi trong điều 9.

Hợp đồng được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan theo quy định của Pháp luật.

Các bên có mặt tại đây thống nhất ký vào bản hợp đồng này.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A
Ký tên
(Ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B
Ký tên
(Ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG

(Ký tên – nếu có)

 

1. Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý bảo vệ rừng được phê duyệt của cấp có thẩm quyền ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.

2. Bên Giao khoán quản lý bảo vệ rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện

3. Bên Nhận khoán quản lý bảo vệ rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.

4. Vị trí, địa điểm khu rừng giao ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp giao nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.

5. Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định giao rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.

6. Ghi thêm các quyền khác được nêu trong quyết định của UBND tỉnh và/hoặc các quyết định của Bên A (nếu có). Quyền “Được nhận tiền công quản lý bảo vệ rừng từ Bên A” có thể được thêm vào nếu Bên A thấy cần thiết.

7. Ghi thêm các nghĩa vụ khác được nêu trong quyết định của UBND tỉnh và/hoặc các quyết định của Bên A (nếu có).

8. Mục này có thể được bỏ nếu Bên A không có đủ năng lực để thực hiện.

 

Nguồn:  Quyết định 109/2008/QĐ-BNN

 

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.109.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!