Xin Ban biên tập Thư Ký Luật cho biết là đối với hình thức chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu có giá 300 triệu đồng có áp dụng cho 2 công ty liên danh hay không. Áp dụng cho gói thầu thiết kế trồng rừng. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Ông Ngô Duy Linh (Kiên Giang) hỏi: Chỉ định thầu rút gọn theo hạn mức dưới 1 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, dưới 500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn có bắt buộc nhà thầu phải có xác nhận đăng ký thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Ông Nguyễn Thế Ngọc Châu (tỉnh Đồng Tháp) hỏi: Trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, có quy định nào về thời gian tối thiểu từ khi gửi thư yêu cầu đến khi phát hành hồ sơ yêu cầu và thời gian tối thiểu để chuẩn bị hồ sơ đề xuất không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Em có 1 thắc mắc về quy trình chỉ định thầu theo quy trình rút gọn theo NĐ63 mong Quý Sở giải đáp giúp. Khi thực hiện quy trình chỉ định thầu theo quy trình rút gọn theo NĐ63 thì có phải trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt không? Em xin chân thành cảm ơn Quý sở.
Theo phản ánh của ông Trần Huy Lợi, trường hợp chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP thì giá gói thầu không quá 500 triệu đồng thực hiện theo dự thảo hợp đồng, hơn 500 triệu đồng thực hiện hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, nhưng Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP không quy định rõ vấn đề này. Ông Lợi hỏi, chỉ định thầu rút gọn áp dụng theo quy định mới như thế nào?
Công ty Than Hạ Long đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Theo phản ánh của Công ty, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu trước đó có quy định hạn mức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn như sau:
"Gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn có giá gói thầu dưới 200 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng thuộc dự án đầu tư phát triển.
Gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu dưới 50 triệu đồng".
Tuy nhiên, theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu tại Điều 56 có ghi: Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định này.
Tại Điều 54 của Nghị định có ghi các hạn mức áp dụng chỉ định thầu, nhưng không nêu hạn mức chỉ định thầu rút gọn. Công ty hỏi, trường hợp áp dụng hạn mức chỉ định thầu rút gọn nêu trên được quy định như thế nào?
Xin Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: HĐQT công ty tôi phê duyệt gói thầu A, và giao cho ban Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ban TGĐ chỉ định thầu cho chi nhánh (có đủ tư cách, có đăng ký và hạch toán phụ thuộc công ty, là chi nhánh của chính công ty). Xin hỏi việc chỉ định thầu trên là đúng hay sai? Và xin được viện dẫn văn bản?
Trân trọng cảm ơn!
Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường khu dân cư và giao Trung tâm phát triển quỹ đất huyện quản lý, điều hành tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong đó có hạng mục di dời và làm mới, thay thế hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt. Trung tâm phát triển quỹ đất đã tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu trên theo hình thức chỉ định thầu và chỉ định nhà thầu là công ty A, không phải là đơn vị được giao quản lý, khai thác sử dụng công trình. Trung tâm hỏi, gói thầu di dời và làm mới, thay thế hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt thuộc tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng nêu trên áp dụng hình thức chỉ định thầu có đúng không? Trung tâm phát triển quỹ đất huyện có được coi là một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý gói thầu để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình trên không? Nhà thầu được lựa chọn để thực hiện gói thầu là công ty A có vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu hiện hành không?
Cơ quan của bà Nguyễn Thị Hiếu đang thực hiện 1 dự án mang tính cấp bách. Giá gói thầu xây lắp theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt là 41 tỉ đồng bao gồm cả dự phòng phí, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng là 150 ngày. Gói thầu hiện tại chưa có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được phê duyệt. Cấp có thẩm quyền có văn bản chỉ đạo thực hiện chỉ định thầu theo giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu để rút ngắn thời gian. Bà Hiếu hỏi, trường hợp này cơ quan bà áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường có phù hợp không? Phần chi phí dự phòng nên tách ra hay gộp chung vào để mời thầu theo giá 41 tỉ đồng?
Em có một thắc mắc muốn hỏi, mong anh giải đáp giúp em! Năm 2013, UBND huyện có chủ trương vừa thiết kế vừa thi công để khắc phục sạt lở sau bão lụt để thông tuyến các tuyến đường giao thông trong địa bàn huyện, UBND huyện có chủ trương chỉ đạo cho Ban QLDA chỉ định thầu cho các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp vừa thiết kế vừa thi công để đẩy nhanh tiến độ và thông tuyến. Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, em có được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn được không? Dự thảo và thương thảo hợp đồng.
Ông Nguyễn Thế Ngọc Châu (tỉnh Đồng Tháp) hỏi: Trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, có quy định nào về thời gian tối thiểu từ khi gửi thư yêu cầu đến khi phát hành hồ sơ yêu cầu và thời gian tối thiểu để chuẩn bị hồ sơ đề xuất không?
Theo phản ánh của ông Minh, năm 2015, các hạng mục, công trình thủy lợi tại huyện Tuần Giáo bị thiệt hại bởi lũ. Huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tiến hành khắc phục, sửa chữa những công trình bị hư hỏng nặng.
Hiện đơn vị ông Minh đang thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu để sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi này. Nguồn vốn ngân sách huyện, theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Giá gói thầu là 3 tỷ đồng.
Ông Minh hỏi, gói thầu này thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn có được không? Nếu không được thì phải áp dụng như thế nào?
Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng có quy định "Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định". Vậy, trường hợp nào là cần thiết và trường hợp nào là không cần thiết?
:Công ty tôi đang tiến hành đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu. Luật sư cho tôi hỏi kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định tư vấn đấu thầu với giá trị chỉ định dưới 5.000.000 đồng có phải đăng báo đấu thầu không?
Cho em hỏi về đấu thầu như đã biết luật 43 và nghị định 63 đã ra đời trong nghị định 63 từ điều 54 đến điều điều 56 Tại điều 56, ý 2 có nói chỉ định thầu rút ngọn nằm trong hạng mức của điều 54, nhưng điều 55 lại không nêu rõ điều kiện nào thì được chỉ định thầu thông thường như vậy em chưa rõ: Chỉ định thầu rút gọn nằm trong điều kiện nào Chỉ định thầu thông thương năm trong điều kiện nào mong anh giúp cho
1. Một công trình có giá trị xây lắp dưới 1 tỷ đồng, theo quy định thì Chủ đầu tư được quyền chỉ định thầu và thuê đơn vị tư vấn (hoặc chủ đầu tư có năng lực) lập hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất và Chủ đầu tư tự phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Vậy:
+ Lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu trong trường hợp gói thầu xây lắp dưới 1 tỷ đồng được tính như thế nào? Chủ đầu tư có quyền hưởng lề phí này không?
+ Trường hợp chủ đầu tư tự lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất thì chi phí lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất được tính như thế nào? Chủ đầu tư hưởng bao nhiêu phần trăm theo tỉ lệ trong CV 1751?
2. Trường hợp gói thầu trên 1 tỷ đồng nhưng người quyết định đầu tư cho phép chỉ định thầu do tính cấp bách của công trình. Vậy lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu được tính như thế nào?
3. Đối với những dự án mà Chủ đầu tư quản lý dự án với hình thức kiêm nhiệm thì chi phí quản lý dự án quản lý dự án được tính như thế nào? (theo TT07/2003/TT-BXD quy định trường hợp này Chủ đầu tư hương 60% trên chi phí quản lý dự án nhưng Thông tư này đã hết hiệu lực. Vậy có áp dụng được không?).
Vừa qua, Công ty Chúng tôi có ký hợp đồng Tư vấn lập Hồ sơ yêu cầu để chỉ định thầu gói thầu thi công xây dựng công trình (gói thầu dưới 1 tỷ đồng). Chi phí tư vấn lập HSYC này được tính theo Chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng trong Văn bản số 1751/BXD-VP của Bộ xây dựng ban hành. Chúng tôi đã hoàn thành xong hợp đồng tư vấn này (gồm việc lập HSYC và Báo cáo đánh giá HSĐX theo qui định và Chủ đầu tư đã có Quyết định phê duyệt Chỉ định thầu). Sau khi hoàn thành nghiệm thu hồ sơ và thanh lý hợp đồng với Chủ đầu tư. Phía Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tư vấn này không đồng ý thanh toán chi phí tư vấn lập HSYC này và giải thích rằng chi phí này thuộc Chi phí Quản lý dự án chứ không phải Chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu như qui định trong văn bản số 1751/BXD-VP.
Vậy tôi xin hỏi lời giải thích của phía Kho bạc nhà nước có đúng không? và Chúng tôi làm cách nào để có thể thanh toán được Chi phí tư vấn mà mình đã thực hiện?
Theo điều 41 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ “V/v Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng”, có quy định: Quy trình chỉ định thầu đối với các gói thầu > 150 triệu đồng gồm các bước: - Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu; Đánh giá hồ sơ đề xuất; Thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Như vậy, chi phí để thực hiện các công việc nêu trên được tính như thế nào? Vì theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố kèm theo công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007, chỉ có định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng, áp dụng đối với trường hợp đấu thầu