Tố cáo sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Tôi đang công tác tại 1 cơ quan nhà nước, tôi bị người khác (2 vợ chồng) tố cáo tôi trước cơ quan nơi tôi công tác với nội dung không đúng sự thật (người tố cáo không có bằng chứng chứng minh nội dung đơn của họ là đúng sự thật). Nay tôi muốn kiện lại họ thì tôi cần làm những gì?

Văn phòng luật sư Chính Pháp xin được trả lời như sau:

Nếu người ta biết rõ nội dung tố cáo là sai sự thật, không có thật nhưng vẫn cố tình tố cáo bạn tới công an hoặc cơ quan, tổ chức mà bạn đang làm việc nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của bạn thì hành vi đó sẽ bị xử lý về tội vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự. Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc tới công an nơi xảy ra sự việc vu khống để được giải quyết.

Điều 122. Tội vu khống

Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu người ta tố cáo bạn có một phần là sự thật, một phần không chứng minh được là có thật hay không thì chưa có căn cứ để xử lý hình sự với người tố cáo.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào