Di chúc có người làm chứng thế nào là hợp pháp?

Bố mẹ tôi kết hôn năm 1950 và sinh được 3 người con (Tôi sống ở quê với bố mẹ, 2 anh định cư ở Hà Nội). Tài sản bố mẹ tạo dựng được là 689m2 đất, nhà 2 tầng diện tích 260m2 (hiện nay tôi đang ở trong ngôi nhà và quản lý phần diện tích đó). Mẹ tôi đột ngột qua đời năm 2007, không để lại di chúc. Năm 2009, bố tôi qua đời có để lại di chúc là diện tích đất và nhà sẽ cho con út (tôi) và tôi có trách nhiệm thờ cũng tổ tiên, chăm lo phần mộ các cụ trong gia đình và để dịp lễ tết an em gặp mặt nhau. Di chúc do bố tôi viết tay, khi hoàn toàn tỉnh táo và có mặt cả ba anh em chúng tôi, có 2 ông hàng xóm làm chứng. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2014, có dự án đường cao tốc chạy qua phần diện tích đất bố mẹ tôi để lại (chiếm khoảng 430m2) và có kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng. Hai anh trai tôi nghe chị dâu xúi giục nên đã yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ. Tôi không muốn tài sản bố mẹ để lại bị chia năm sẽ bảy rồi bán cho người ngoài, tôi có đề xuất tiền đền bù sẽ chia cho ba anh em, nhưng anh chị tôi không chịu. Hai anh tôi tự gặp nhau trên Hà Nội và tự chia di sản của bố mẹ để lại và về quê yêu cầu tôi kí nếu không sẽ khởi kiện ra Tòa án. Luật sư cho tôi hỏi, hai anh của tôi làm vậy có đúng không? Việc đòi chia di sản như vậy có hợp pháp không?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

Theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực 01/01/2006 quy định rất rõ về quyền thừa kế của cá nhân tại Điều 631: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định rất rõ thế nào là di chúc hợp pháp. Điều 652 quy định di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

1. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc do cha của bạn để lại được xác định là di chúc bằng văn bản. Điều 650 Bộ luật Dân sự quy định, di chúc bằng văn bản có thể được lập dưới các hình thức sau:

1) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3) Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Với quy định trên, cha của bà đã lựa chọn hình thức lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.

Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Do vậy, bạn cần đối chiếu hình thức và nội dung di chúc của cha với các quy định nêu trên để xác định tính hợp pháp của di chúc.

Về phân chia di sản thừa kế: Nếu di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại di sản (trừ trường hợp chia kỷ phần bắt buộc cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không có khả năng lao động). Bạn có thể khởi kiện yêu cầu thực hiện di chúc.

Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào