Nguyên tắc và chế độ giám sát trong Đảng.

Bạn Hoàng Sỹ Kham (công tác tại tỉnh Cao Bằng) hỏi về nguyên tắc và chế độ giám sát trong Đảng.

Trả lời:

Căn cứ Điều 3, Điều 4 Quy chế giám sát trong Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21/03/2012, của Ban Chấp hành Trung ương) quy định về nguyên tắc giám sát và chế độ giám sát như sau:

Nguyên tắc giám sát:

1- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.

2- Cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Đảng viên thực hiện việc giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.

3- Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng.

4- Việc giám sát phải dân chủ, khách quan, đúng nguyên tắc và quy định của Điều lệ Đảng.

Chế độ giám sát: 

Các chủ thể giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện giám sát như sau:

1- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giám sát.

2- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; chương trình, kế hoạch giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

3- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác giám sát thường xuyên và giám sát theo chương trình, kế hoạch.

4- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện công tác giám sát.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ cấu tổ chức của Đảng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào