Việc ủy quyền cho người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được quy định như thế nào trong Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước?

Thẩm quyền sao, chụp bí mật nhà nước? Quy định về ủy quyền sao, chụp bí mật nhà nước? Sao, chụp bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn.

Thẩm quyền sao, chụp bí mật nhà nước thuộc về ai theo Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về thẩm quyền sao, chụp bí mật nhà nước có quy định như sau:

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:

- Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;

- Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật;

- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.

Việc ủy quyền cho người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được quy định như thế nào trong Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước?

Việc ủy quyền cho người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được quy định như thế nào trong Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)

Việc ủy quyền cho người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được quy định như thế nào trong Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc ủy quyền sao, chụp bí mật nhà nước có quy định như sau:

Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Theo đó, việc ủy quyền cho người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

- Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Việc sao, chụp bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BCA về việc thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước có quy định như sau:

- Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu “Bản sao số” ở trang đầu và dấu “Bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có);

Trường hợp sao nhiều bản có thể thực hiện nhân bản từ bản sao đầu tiên đã có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu “Bản sao số”, “Bản sao bí mật nhà nước”, ghi hình thức sao, thời gian, số lượng, nơi nhận bản sao. Sau đó đóng dấu của đơn vị Công an nhân dân trên các bản sao.

Đối với đơn vị Công an nhân dân không có con dấu riêng thì người có thẩm quyền ký trực tiếp tại mẫu dấu “Bản sao bí mật nhà nước”.

- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao.

- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có).

- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào