Mẫu thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện mới nhất 2023?

Cho tôi hỏi: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng theo mẫu nào? Mong được tư vấn

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng theo mẫu nào?

Phụ lục VI-13 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

Xem thêm và tải về mẫu thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Tại đây

Theo quy định nêu trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI-13 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Mẫu thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định mới nhất?

Mẫu thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không có hiệu lực áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Khoản 7 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Việc yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện khi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

Hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính với hộ kinh doanh có hành vi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
...

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo quy định nêu trên, hành vi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện bị phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với tổ chức vi phạm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào