Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá nào?

Xin hỏi khi nào hàng hóa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên? - Câu hỏi của Văn Nam (Hà Nội).

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên là một trong các trường hợp sau:

- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó. Cây trồng là tất cả các loại thực vật, bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và thực vật sống.

- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó. Động vật sống theo quy định tại khoản này và khoản 3 Điều này là tất cả các loại động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút.

- Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó.

- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó.

- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó.

- Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo pháp luật và quy định của nước thành viên đó và theo pháp luật quốc tế. Không một quy định nào trong Hiệp định này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo pháp luật quốc tế, kể cả theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

- Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó từ ngoài vùng biển của bất kỳ nước thành viên nào.

- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên đó chỉ từ các sản phẩm được quy định tại khoản 7 Điều này.

- Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó nhưng không còn thực hiện được chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm phụ tùng hoặc làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

- Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc gia công, bao gồm khai thác, sản xuất nông nghiệp, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải hoặc có nguồn gốc từ việc tiêu dùng tại nước thành viên đó và chỉ dùng để tiêu hủy hoặc tái chế nguyên liệu thô.

- Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó chỉ từ các sản phẩm được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

hàng hoá xuất xứ thuần tuý

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định các trường hợp được coi là hàng hóa có xuất xứ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ như sau:

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% tính theo công thức được quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó.
b) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi Nhóm) thuộc Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa tại nước thành viên đó.
Nhà xuất khẩu của mỗi nước thành viên được lựa chọn áp dụng tiêu chí xuất xứ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này để xác định xuất xứ hàng hóa.
...

Như vậy, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ sau:

+) Có Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% tính theo công thức được quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó.

+) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi Nhóm) thuộc Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa tại nước thành viên đó.

Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định như sau:

Hàm lượng giá trị khu vực
....
3. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định theo một trong các trường hợp sau:
a) Theo Hiệp định Trị giá hải quan và bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm và trong một số trường hợp nếu phù hợp sẽ bao gồm cả phí đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến cảng nhập khẩu của nước thành viên nơi sản xuất hàng hóa.
b) Nếu trị giá nguyên liệu không biết được và không thể xác định được, trị giá này là giá mua đầu tiên tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới nơi sản xuất như cước vận tải, phí bảo hiểm, phí đóng gói cũng như tất cả các chi phí xác định khác phát sinh tại nước thành viên đó.

Do đó, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định theo một trong các trường hợp sau:

+) Theo Hiệp định Trị giá hải quan và bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm và trong một số trường hợp nếu phù hợp sẽ bao gồm cả phí đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến cảng nhập khẩu của nước thành viên nơi sản xuất hàng hóa.

+) Nếu trị giá nguyên liệu không biết được và không thể xác định được, trị giá này là giá mua đầu tiên tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới nơi sản xuất như:

Cước vận tải, phí bảo hiểm, phí đóng gói cũng như tất cả các chi phí xác định khác phát sinh tại nước thành viên đó.

Thông tư 37/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào