Tại TP. Hồ Chí Minh, quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố như thế nào?

Quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh ra sao? Các trường hợp thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh? Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận khi thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh ra sao?

Tại Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Tổ trưởng, Tổ phó được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác và hưởng mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo quy định.
2. Tổ nhân dân, tổ dân phố được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp phát sổ ghi chép theo dõi các nội dung: Biên bản các cuộc họp tổ; Danh sách các hộ gia đình trong tổ; Thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân.
Khi có thay đổi Tổ trưởng thì người cũ phải bàn giao tất cả sổ sách, tài chính cho người mới và phải lập biên bản có sự chứng kiến của Trưởng ấp, Trưởng Khu phố (hoặc Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng Khu phố).
3. Tổ trưởng, Tổ phó làm việc thông qua mối quan hệ trực tiếp với hộ dân, thường xuyên gắn kết với Trưởng ấp, Trưởng Khu phố để kịp thời nắm bắt tình hình và giải quyết công việc trong tổ một cách nhanh chóng, định kỳ hàng tháng dự sinh hoạt ấp, khu phố để báo cáo tình hình trong tổ và tiếp nhận các công việc của Trưởng ấp, Trưởng Khu phố giao.
4. Tổ trưởng, Tổ phó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được biểu dương, khen thưởng. Trưởng ấp, Trưởng Khu phố đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, khen thưởng Tổ trưởng, Tổ phó.
5. Tổ trưởng, Tổ phó không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm hoặc không được nhân dân tín nhiệm thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét tạm đình chỉ, cho thôi nhiệm vụ theo đề nghị của Trưởng ấp, Trưởng Khu phố hoặc của Ban công tác Mặt trận hoặc có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong tổ kiến nghị hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.

Vậy, tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm nắm bắt tình hình và giải quyết công việc trong tổ một cách nhanh chóng, định kỳ hàng tháng dự sinh hoạt ấp, khu phố để báo cáo tình hình trong tổ và tiếp nhận các công việc của Trưởng ấp, Trưởng Khu phố giao.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được biểu dương, khen thưởng. Trưởng ấp, Trưởng Khu phố đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, khen thưởng Tổ trưởng, Tổ phó.

tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh

Quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)

Các trường hợp thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh?

Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Việc thành lập mới (bao gồm cả việc chia tách) tổ nhân dân, tổ dân phố do Trưởng ấp, Trưởng Khu phố đề nghị trên cơ sở tình hình phát triển của ấp, khu phố, địa bàn quản lý và số hộ gia đình, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án thành lập, chia tách tổ, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận quyết định.
a) Đối với tổ nhân dân: phải có từ 50 hộ gia đình trở lên, đối với xã đảo (nếu có) phải có từ 30 hộ gia đình trở lên (kể cả phần tổ nhân dân còn lại sau khi chia tách).
b) Đối với tổ dân phố: phải có từ 100 hộ gia đình trở lên (kể cả phần tổ dân phố còn lại sau khi chia tách).
Đối với nhà chung cư theo quy định tại Điều 1 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng, khuyến khích thành lập theo lô chung cư hoặc từ nhiều tầng để thành lập tổ nhân dân, tổ dân phố mới và quy mô số hộ gia đình phải lớn hơn quy định tại Điểm a, b Khoản này. Việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố ưu tiên đề cử các thành viên Ban quản trị nhà chung cư để thuận lợi trong công tác quản lý.
Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì chuyển các tổ nhân dân hiện có thành tổ dân phố.
2. Quy trình thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố thực hiện tương tự theo Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Quy chế này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển đến, Phòng Nội vụ thẩm định Đề án, hồ sơ và có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận ban hành quyết định.

Vậy, tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập mới khi trưởng ấp, Trưởng Khu phố đề nghị trên cơ sở tình hình phát triển của ấp, khu phố, địa bàn quản lý và số hộ gia đình, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án thành lập, chia tách tổ, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận quyết định.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận khi thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố tại TP. Hồ Chí Minh?

Tại khoản 4 Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Đề án thành lập mới tổ;
c) Bản vẽ sơ đồ tổng thể, bản vẽ sơ đồ trước và sau khi thành lập mới tổ;
d) Biên bản lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;
đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã;
e) Biên bản thẩm định của Phòng Nội vụ huyện, quận.

Vậy, hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận bao gồm:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Đề án thành lập mới tổ;

- Bản vẽ sơ đồ tổng thể, bản vẽ sơ đồ trước và sau khi thành lập mới tổ;

- Biên bản lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã;

- Biên bản thẩm định của Phòng Nội vụ huyện, quận.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ dân phố

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào