Quy chuẩn về hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn khi thợ lặn xuống nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn khi thợ lặn ở dưới nước, người trợ giúp phải giám sát thợ lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiết 2.14.5 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.14.5.1 Trước khi lặn, thợ lặn phải làm quen dần với tình trạng dòng chảy, được biết về tình trạng giao thông ở khu vực lặn cũng như các nguy cơ gây nguy hiểm với thợ lặn như các đường cáp ngầm dưới nước, đường ống hút nước, dây cáp neo các thiết bị nổi.
2.14.5.2 Thợ lặn không được phép xuống nước nếu đang bị bệnh hoặc cảm thấy không khỏe hoặc đang bị ảnh hưởng của rượu, bia và các chất khác, vừa ăn no hoặc đang bị đói.

Quy chuẩn hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:

- Trước khi lặn, thợ lặn phải làm quen dần với tình trạng dòng chảy, được biết về tình trạng giao thông ở khu vực lặn cũng như các nguy cơ gây nguy hiểm với thợ lặn như các đường cáp ngầm dưới nước, đường ống hút nước, dây cáp neo các thiết bị nổi.

- Thợ lặn không được phép xuống nước nếu đang bị bệnh hoặc cảm thấy không khỏe hoặc đang bị ảnh hưởng của rượu, bia và các chất khác, vừa ăn no hoặc đang bị đói.

Quy chuẩn về hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn về hoạt động lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn khi thợ lặn xuống nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiểu tiết 2.14.5.3 Tiết 2.14.5 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn khi thợ lặn xuống nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

a) Thợ lặn phải sử dụng phương tiện ra, vào nước hoặc thiết bị khác được cung cấp cho mục đích lặn; không nhảy xuống nước;
b) Người trợ giúp phải kiểm tra và đảm bảo bộ đồ lặn của thợ lặn không bị ngấm nước, đồng thời phải giúp thợ lặn xuống nước từ từ;
c) Người trợ giúp phải kiểm tra, giám sát để thợ lặn không lặn xuống quá nhanh; phải đưa thợ lặn lên mặt nước nếu thợ lặn không thực hiện được việc nhận (truyền) tín hiệu.

Quy chuẩn khi thợ lặn ở dưới nước, người trợ giúp phải giám sát thợ lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiểu tiết 2.14.5.4 Tiết 2.14.5 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn khi thợ lặn ở dưới nước, người trợ giúp phải giám sát thợ lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.14.5.4 Khi thợ lặn ở dưới nước, người trợ giúp phải giám sát thợ lặn liên tục và phải:
a) Theo dõi các đường cấp khí và các dây cứu sinh;
b) Trao đổi tín hiệu với thợ lặn theo những khoảng thời gian phù hợp;
c) Đảm bảo thợ lặn không bị nguy hiểm do hoạt động của tàu, thuyền hoặc các yếu tố nguy hiểm khác trong vùng lân cận nơi thợ lặn làm việc và phải đưa thợ lặn lên mặt nước nếu thợ lặn gặp các yếu tố nguy hiểm;
d) Trao đổi, thông báo thường xuyên với người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1).
2.14.5.5 Trong thời tiết lạnh giá, phải đề phòng nguy hiểm cho thợ lặn do hình thành băng ở đường dẫn khí, van và tại các vị trí khác trên trang thiết bị lặn.
2.14.5.6 Khi cần thiết, để đề phòng nguy hiểm, không cho phép các thiết bị nổi đến gần khu vực thợ lặn đang làm việc.
2.14.5.7 Khi thực hiện lặn từ thiết bị nổi, thiết bị nổi phải được neo chắc chắn trước khi bắt đầu hoạt động lặn.
2.14.5.8 Khi thợ lặn được hạ xuống nước bằng cần trục hoặc thiết bị nâng khác, các thiết bị nâng này không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác khi đang nâng, hạ thợ lặn.
CHÚ THÍCH 1: Xem quy định về sử dụng thiết bị nâng tại 2.4.
CHÚ THÍCH 2: Hoạt động của thiết bị nâng phải được điều phối bởi người trợ giúp.
2.14.5.9 Khi thợ lặn xuống nước từ tàu, thuyền hoặc thiết bị nổi khác có động cơ, phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bất kỳ tác động nguy hiểm nào do chân vịt, bánh lái gây ra cho thợ lặn và bất kỳ sự phóng điện dưới nước nào.
2.14.5.10 Trong các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, trục vớt dưới nước, không được nâng, kéo các vật dưới nước trước khi thợ lặn đã thông báo bằng tín hiệu đầy đủ các nội dung sau:
a) Vật phải trục vớt đã được neo buộc chắc chắn;
b) Thợ lặn đã di chuyển đến vị trí an toàn cho bản thân và đã đảm bảo các điều kiện an toàn để kéo vật lên mặt nước.
2.14.5.11 Thợ lặn phải được đưa lên mặt nước trong các trường hợp sau:
a) Tín hiệu truyền (báo) của thợ lặn không rõ;
b) Đường cấp khí để thở cho thợ lặn không đảm bảo hoặc gặp trục trặc (ví dụ như bị vướng, mắc vào các vật nặng hoặc cồng kềnh dưới nước).
2.14.5.12 Không được ném, thả hoặc chuyển bất cứ vật gì xuống nước vào khu vực thợ lặn đang làm việc.
2.14.5.13 Nếu thợ lặn ngoi lên mặt nước quá nhanh:
a) Đường dây tín hiệu và đường ống cấp khí phải được kéo lên nhanh chóng theo cùng với thợ lặn;
b) Ngay khi lên mặt nước, thợ lặn phải lặn xuống và sau một khoảng thời gian phù hợp mới được ngoi lên mặt nước (để giảm ảnh hưởng của áp suất).
2.14.5.14 Thợ lặn phải được đưa lên mặt nước từ từ và theo từng giai đoạn phù hợp với quy trình lặn đã được người sử dụng lao động phê duyệt để ĐBAT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào