Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ? Hộ gia đình chuyển sang doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Pháp luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Trả lời:

Căn cứ Điều 7 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm sau:

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.

Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có những hành vi nào bị nghiêm cấm? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ?

Quy định thế nào về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ theo quy định pháp luật hiện hành?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

Hộ gia đình chuyển sang doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Trước đây tôi có kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình, vậy cho hỏi tôi muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, vậy doanh nghiệp của tôi được nhà hỗ trợ như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định hỗ trợ cho hộ gia đình chuyển đổi sang doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:

"Nội dung hỗ trợ bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai."

Trên đây là các nội dung nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ gia đình. Để nhận được các hỗ trợ trên thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào