Quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng có áp dụng đối với Đảng viên dự bị không?

Chào các anh chị tư vấn viên. Hiện tại, tôi đang là Đảng viên dự bị và theo thông tin tôi được biết là sắp tới sẽ tiến hành bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng thì tôi có thắc mắc là tôi có quyền bầu cử cho cơ quan lãnh đạo của Đảng không? Mong được tư vấn từ anh chị. Tôi cảm ơn.

Đảng viên dự bị có quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng không?

Tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:

Đảng viên có quyền :
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, đối chiếu với quy định này của Đảng thì hiện bạn đang là Đảng viên dự bị nên bạn sẽ các quyền nêu trên trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng có áp dụng đối với Đảng viên dự bị không?

Quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng có áp dụng đối với Đảng viên dự bị không? (Hình từ Internet)

Thủ tục kết nạp Đảng viên được tiến hành như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định, cụ thể như sau:

Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
1. Người vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ :
- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.

Như vậy, khi bạn là người được kết nạp mới vào Đảng hoặc là người thuộc trường hợp kết nạp lại Đảng thì cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên để có thể được kết nạp vào Đảng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đảng viên dự bị

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào