Phân biệt địa vị xã hội trong xét xử?

Việc có những quy định riêng về những người có chức vụ phạm tội có phải là việc phân biệt địa vị xã hội để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự quy định:

Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên tắc không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội là một nguyên tắc cơ bản, nền tảng của Bộ luật hình sự. Những người có chức vụ, công vụ là những người làm việc cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ cũng lớn hơn và cần được giải quyết khác với những người không có chức vụ hay thực hiện công vụ. Việc có những quy định riêng đối với những người có chức vụ, đang thực hiện công vụ không phải là việc phân biệt địa vị xã hội mà đó là việc áp dụng pháp luật tương ứng đối với quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, đang thực hiện công vụ. 

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào