Trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030? Trách nhiệm Các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 như nào? Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 như thế nào? Xin được giải đáp.

Trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 5 Mục IV Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giáo dục đào tạo với cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp.

Trách nhiệm Các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Theo Tiểu mục 6 Mục IV Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về trách nhiệm các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan như sau;

6. Các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan

a) Căn cứ nội dung Chương trình cụ thể hóa, bố trí kinh phí thực hiện trong các chương trình, kế hoạch triển khai hàng năm; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý triển khai các nội dung liên quan của Chương trình theo đúng quy định.

b) Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nội dung của Chương trình.

c) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình hàng năm và theo giai đoạn, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo đúng mục tiêu Chương trình, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030

Tại Tiểu mục 7 Mục IV Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ nội dung Chương trình cụ thể hóa, bố trí kinh phí thực hiện trong các chương trình, kế hoạch triển khai hàng năm; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý triển khai các nội dung liên quan của Chương trình theo đúng quy định.

b) Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nội dung của Chương trình.

c) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình hàng năm và theo giai đoạn, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo đúng mục tiêu Chương trình, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào