Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định thế nào? Căn cứ tiến hành điều tra vụ việc phòng vệ thương mại?

Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định thế nào? Căn cứ tiến hành điều tra vụ việc phòng vệ thương mại? Xin giải đáp thắc mắc theo quy định mới

Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

1. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.

2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.

Căn cứ tiến hành điều tra vụ việc phòng vệ thương mại

Theo Điều 9 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về căn cứ tiến hành điều tra như sau:

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp. Hồ sơ cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

2. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào