Xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em DTTS như thế nào?

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em DTTS? Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KTXH vùng DTTS?

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em DTTS?

Căn cứ Điều 39 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em như sau:

1. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

a) Nội dung hỗ trợ: Xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng truy xuất nguồn gốc và tập huấn về quản lý chất lượng; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ nhóm;

b) Mức hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 100 triệu đồng/mô hình thí điểm. Các tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ sẽ phải đối ứng phần chi phí còn lại để thực hiện, duy trì bền vững mô hình.

2. Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới

a) Chi tập huấn, biên soạn sổ tay hướng dẫn, tọa đàm, hội thảo; rà soát đánh giá liên quan đến xây dựng và triển khai thực hiện mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản. Mức chi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 7 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

b) Chi hỗ trợ hòm giữ tiết kiệm và chi phí sinh hoạt trong 3 tháng đầu tiên: tối đa 500.000 đồng/tháng/tổ.

3. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình

a) Tập huấn, truyền thông, cập nhật cơ sở dữ liệu; xây dựng sổ tay hướng dẫn mô hình địa chỉ an toàn ở cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này;

b) Thí điểm nâng cấp địa chỉ an toàn trên cơ sở các địa chỉ tin cậy sẵn có hiện nay nhưng chưa thực sự hoạt động hoặc hoạt động chưa hiệu quả

- Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 03 triệu đồng/địa chỉ để mua sắm một số vật dụng cần thiết để hỗ trợ nạn nhân;

- Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 03 triệu đồng/địa chỉ/năm để trang trải một số chi phí trực tiếp liên quan đến tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân: nước uống, tiền ăn, lưu trú qua đêm nếu phát sinh;

c) Thí điểm thành lập mới địa chỉ an toàn: Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 15 triệu đồng/địa chỉ để mua sắm một số vật dụng cần thiết phục vụ hoạt động.

4. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người

a) Nội dung, hình thức, quy trình triển khai thực hiện mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

b) Mức hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 30 triệu đồng/mô hình. Căn cứ vào hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn mô hình để áp dụng thí điểm, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KTXH vùng DTTS?

Căn cứ Điều 40 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị như sau:

1. Chi tập huấn nâng cao năng lực, biên soạn sổ tay hướng dẫn, tọa đàm, đối thoại chính sách, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học; thăm quan, học tập, hội nghị, hội thảo phục vụ hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Mức chi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

2. Giám sát, đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Thông tư này. Trường hợp thuê chuyên gia đánh giá độc lập thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

3. Chi hỗ trợ thành lập và hoạt động của câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường học trong thôn bản, nhà sinh hoạt cộng đồng: hỗ trợ trọn gói tối đa 03 triệu đồng/câu lạc bộ để tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào