Đoàn viên công đoàn có được ủy quyền cho người khác đề nghị Công đoàn tư vấn pháp luật không?

Đoàn viên công đoàn có được ủy quyền cho người khác đề nghị Công đoàn tư vấn pháp luật không? Quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật trong Công đoàn? Tôi là đoàn viên công đoàn của công ty ở Hà Nội, do một số vấn đề nên không thể tự mình đề nghị Công đoàn tư vấn pháp luật được, tôi có được ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn không?

Đoàn viên công đoàn có được ủy quyền cho người khác đề nghị Công đoàn tư vấn pháp luật không?

Căn cứ Điều 19 Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của đối tượng được tư vấn pháp luật như sau:

1. Quyền hạn:

a) Được tư vấn pháp luật theo quy định của Tổng Liên đoàn; tự mình hoặc ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật;

b) Được giữ bí mật về nội dung tư vấn pháp luật khi có yêu cầu và được thông báo về kết quả tư vấn;

c) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc hành vi vi phạm khác của người thực hiện tư vấn.

2. Trách nhiệm:

a) Xuất trình thẻ đoàn viên công đoàn hoặc giấy tờ xác nhận khác thuộc đối tượng được tư vấn pháp luật của Công đoàn;

b) Cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin, tài liệu đó;

c) Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức tư vấn pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đoàn viên Công đoàn có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác đề nghị Công đoàn tư vấn pháp luật. Việc ủy quyền đề nghị phải tuân theo quy định pháp luật về ủy quyền.

Quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật trong Công đoàn?

Căn cứ Điều 20 Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật như sau:

1. Quyền hạn:

a) Được yêu cầu Tổ chức tư vấn pháp luật của cơ quan chủ quản hoặc công đoàn cấp có thẩm quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Khi được ủy quyền hoặc phân công của Công đoàn, có quyền đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giải quyết yêu cầu hoặc đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;

d) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn pháp luật; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;

đ) Từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn; đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.

e) Từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội;

2. Trách nhiệm:

a) Tiếp nhận, nghiên cứu, trả lời, theo dõi kết quả tư vấn và lưu giữ hồ sơ tư vấn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;

b) Tư vấn pháp luật trung thực, khách quan;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn về thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;

d) Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật do mình thực hiện ;

e) Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

Trong trường hợp trên, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014, bạn có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu Công đoàn thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí. Việc ủy quyền cho người khác phải được tuân theo quy định pháp luật về ủy quyền có liên quan.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức công đoàn

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào