Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với kiểm toán tài chính được quy định thế nào?

Theo quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước mới nhất thì việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với kiểm toán tài chính được quy định thế nào vậy ạ?

Điểm a Khoản 2 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN quy định về việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với kiểm toán tài chính như sau: 

Xác định và đánh giá rủi ro ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh. Trong đó, lưu ý:

- Khi xác định và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cần lưu ý các rủi ro đáng kể thường liên quan đến các giao dịch bất thường và các vấn đề cần xét đoán: Sự can thiệp nhiều hơn của lãnh đạo đơn vị vào việc hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính; can thiệp thủ công nhiều hơn vào quá trình thu thập và xử lý dữ liệu; các tính toán hoặc nguyên tắc kế toán phức tạp; các giao dịch bất thường khiến đơn vị khó có thể thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả; các nguyên tắc kế toán, ước tính kế toán diễn giải theo cách khác nhau; các xét đoán mang tính chủ quan và phức tạp; các ước tính kế toán mà việc đo lường các ước tính đó chứa đựng yếu tố không chắc chắn.

- Khi xét đoán rủi ro được coi là đáng kể cần phải xem xét các nội dung: Rủi ro đó là do gian lận hay nhầm lẫn; rủi ro có liên quan đến những thay đổi lớn; mức độ phức tạp của các giao dịch; rủi ro gắn liền với các giao dịch quan trọng; mức độ chủ quan trong việc định lượng thông tin tài chính, đặc biệt là việc định lượng còn có yếu tố chưa chắc chắn; rủi ro có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạt động bình thường của đơn vị hoặc có các dấu hiệu bất thường.

- Khi xác định có rủi ro đáng kể cần tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của đơn vị và các biện pháp xử lý rủi ro liên quan đến rủi ro đó. Trường hợp, các kiểm soát mà đơn vị áp dụng đối với rủi ro đáng kể nhưng vẫn không xử lý được rủi ro này thì phải coi đây là khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào